Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu tiền nên ngán đầu tư

Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng, hấp dẫn, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn ngại không dám đặt chân vào thị trường nội địa. Đây cũng là mâu thuẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi đứng trước cơ hội người tiêu dùng ưu tiên chọn hàng Việt.

Thực tế có rất nhiều sản phẩm của doanh nghiệp trong nước dù đã sản xuất được nhưng vẫn chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong thị phần cung ứng chung cho cả thị trường. Thậm chí có sản phẩm phải nhường hẳn “sân” cho hàng ngoại nhập chiếm lĩnh.

Vừa làm vừa... run

Chưa đầy một ngày sau khi tung ra bộ sưu tập thời trang mùa hè bằng chất liệu thun cotton hồi tháng 6-2010, bà Q. - chủ thương hiệu thời trang trẻ T - điếng hồn khi nhận được phản hồi của khách hàng báo: “Áo màu hồng nhưng sao nhìn không giống màu hồng. Còn mặc vào nó cứ rũ ra, chẳng ra dáng áo gì hết”. Kết quả toàn bộ lô hàng buộc phải rút xuống kệ trưng bày chỉ sau ba ngày xuất xưởng với thiệt hại ước tính cả trăm triệu đồng.

“Nếu không quyết liệt rút khỏi quầy, càng nhiều người tiêu dùng phát hiện sai sót trên thì uy tín của thương hiệu sẽ thiệt hại gấp bội. Người tiêu dùng bây giờ khó tính lắm, họ không chấp nhận sản phẩm nửa vời” - bà Q. buồn bã nói.

Trường hợp thương hiệu T không chỉ là cá biệt trong sân chơi thị trường nội địa, kể cả những thương hiệu đã tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Điền, giám đốc Công ty An Phước, thừa nhận: “Chỉ cần lơ là một chút là thị phần sẽ bị chia sẻ ngay bởi người tiêu dùng hiện nay có quá nhiều lựa chọn”.

Bà Đặng Quỳnh Đoan, giám đốc Công ty thời trang Việt Thy, cho biết cũng vì ngại “mất thị phần” nên Việt Thy không dám mở rộng hệ thống cửa hàng kinh doanh khi chưa có sự chuẩn bị kỹ, thay vào đó là tập trung siết lại khâu bán hàng, củng cố chất lượng sản phẩm và làm mới phong cách trưng bày ở những cửa hàng đã có.

Thiếu tiền...

Theo đánh giá của ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày VN (Lefaso) kiêm phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, hiện nhiều hội viên của hai hiệp hội ngành hàng này rất quan tâm đến thị trường nội địa thay vì chỉ chuyên làm hàng xuất khẩu như trước. “Điều nghịch lý là cả hai ngành này được thế giới ghi nhận nằm trong top 5 cung ứng cho thị trường thế giới, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp phát triển được tại sân nhà”, ông Kiệt bức xúc.

Số liệu của Lefaso cho thấy doanh nghiệp da giày trong nước hiện cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 65 triệu đôi/năm, chỉ chiếm khoảng 50% nhu cầu của thị trường. Phần lớn giày dép nhập khẩu là hàng nhập qua đường tiểu ngạch, trong đó xuất xứ từ Trung Quốc chiếm đến 40% lượng cần nhập, 10% còn lại dành cho các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma, Ecco, Converse. “Số lượng và chủng loại giày sản xuất trong nước cung ứng cho thị trường nội địa được đánh giá còn ít và kém phong phú so với nhu cầu người tiêu dùng”, ông Kiệt nhận xét.

Nguyên nhân, theo ông Kiệt, dù được đánh giá là “thị trường có độ lớn”, nhưng nếu xét trên yếu tố sức mua và giá thành, phân khúc dành cho thị trường nội địa lại rất “khó xơi” đối với các doanh nghiệp sản xuất, vì trong đó chiếm đến 70% là dép các loại với mức giá dưới 100.000 đồng/đôi. Còn giày các loại, đại đa số người dân chỉ chấp nhận chi tiêu ở mức giá trung bình 250.000 đồng/đôi, số người mua giày dép ở mức 500.000-1.000.000 đồng/đôi chỉ chiếm thiểu số.

Trong khi đó, để đầu tư vào một cơ sở sản xuất giày khoảng 100-150 công nhân với trình độ sản xuất ở dạng thủ công và bán thủ công, thì suất đầu tư ít nhất từ 3.000 USD/người; còn đầu tư hoàn chỉnh bao gồm các xưởng sản xuất để chủ động hoàn toàn như sản xuất đế, xưởng thêu, sản xuất form... suất đầu tư sẽ cao hơn nhiều. “Điều này vượt quá tầm với của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng tham gia phần lớn vào thị trường nội địa”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Ông Trần Hữu Thành, giám đốc cơ sở giày dép da Long Thành, thương hiệu đã có gần 55 năm tồn tại, cho rằng để có thể mở rộng thị trường nội địa, ngoài vấn đề vốn, các doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các khâu: xây dựng thương hiệu, tổ chức sản xuất, hệ thống phân phối...

(Tuổi trẻ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xu hướng phá sản của các ngân hàng vừa và nhỏ
  • Thông tư 13 và Nghị định 141: Không hoãn nhưng có điều chỉnh?
  • BĐS lại có nguy cơ “đóng băng”
  • Tỉ giá: Sự cân bằng mong manh
  • Âm mưu phía sau cuộc khủng hoảng nợ châu Âu
  • Vị trí đồng tiền thay đổi: Có đáng lo?
  • Khó cải thiện tín dụng, ngân hàng nhìn vào trái phiếu
  • Vì sao Trung Quốc “xả” trái phiếu Mỹ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!