Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra hồi năm 2008, một xu hướng dễ nhận thấy là nhiều nước trên thế giới đã không quá phụ thuộc vào đồng USD trong cơ cấu rổ đồng tiền dự trữ của mình, cơ cấu dự trữ ngoại hối của các nước đã có sự đa dạng hoá với sự góp mặt của một số ngoại tệ khác. Sự tái cấu trúc của các đồng tiền này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đối với Việt Nam, một ví dụ điển hình là theo báo cáo tài chính năm 2009 của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại thì một năm sau cuộc khủng hoảng, cổ phiếu của Nhiệt điện Phả Lại đã rớt giá tới 60%. N.Yến//BeeNet Ba tháng trước, khủng hoảng nợ châu Âu khiến thị trường hoảng hốt trước nguy cơ vỡ nợ quốc gia, dường như mọi con đường đều dẫn đến đồng đôla. Đồng bạc xanh lên giá đối với mọi đồng tiền lớn khác. Nền kinh tế Mỹ cũng có vẻ khả quan nhất trong bối cảnh kinh tế èo uột tại các nước giàu. Sân khấu dường như đã dọn sẵn cho một đợt tăng giá mạnh của đồng đôla.
Lỗ tăng do biến động tỷ giá
Điều này được thể hiện rõ trong số liệu thống kê của IMF, dự trữ bằng đồng USD của các nước trên thế giới có xu hướng giảm dần từ mức 69% vào năm 2002 xuống còn khoảng 63% vào năm 2008 và tăng dần tỷ trọng các đồng tiền khác.
Vị trí của nhiều đồng tiền trên thế giới đã có sự thay đổi. Ảnh: Vanginfo.vn.
Nguyên nhân không phải do kế hoạch sản xuất kinh doanh thua lỗ mà do sự biến động về tỷ giá. Bằng chứng là lợi nhuận gộp của DN này luôn ổn định trong khoảng 1.100-1.300 tỷ VND. Thứ duy nhất biến động là chi phí tài chính, trong đó năm lỗ nhiều nhất là 2008 với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới hơn 1.500 tỷ VND.
Trên thế giới, gần đây nhất, việc Mỹ ép Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ lên sẽ tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của hàng hóa TQ tại Mỹ, cụ thể là giá của hàng hóa TQ sẽ tăng lên và như vậy Mỹ sẽ được lợi vì giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa hơn của việc tăng giá đồng NDT lại chính là bài học của Nhật Bản khi Mỹ và Đức trước đây ép nâng giá đồng Yên. Câu chuyện thực chất là về vốn chứ không phải là thương mại. Đồng Yên lên giá khiến cho việc xuất khẩu của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, kéo theo đó là đẩy cả nền kinh tế Nhật Bản vào tình trạng trì trệ.
Mặc dù sau đấy Nhật Bản vẫn xuất khẩu được, thậm chí còn xoay hướng sang xuất khẩu hàng có giá trị gia tăng cao và hàm lượng khoa học công nghệ cao, nhưng thời điểm đó đồng Yên tăng lại đánh vào tài sản tài chính của Nhật Bản, vì khi thặng dư thương mại tăng thì Nhật Bản sẽ trở thành chủ nợ của Mỹ, và khi đó giá trị khoản nợ tính bằng tiền Yên là đi xuống, do vậy Nhật Bản mất đi gần một nửa khoản đầu tư tài chính thông qua xuất khẩu ấy. Đây mới thực sự là vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cũng cần thấy, việc nâng giá đồng NDT mang lại rất nhiều lợi nhuận cho TQ. Đồng tiền nước nào mà lên giá so với các đồng tiền chủ chốt thì đem đi đầu tư ở đâu cũng có lợi thế. Vì vậy, ngay từ đầu TQ đã nhăm nhăm đầu tư vào Hy Lạp và nhiều nước khác, vừa giải quyết được vấn đề nguồn nguyên liệu lại tận dụng được sức mạnh của đồng NDT để đi đầu tư tài chính.
Dự trữ đồng đô la vẫn là an toàn nhất!
Tác động của sự thay đổi vị trí của đồng tiền là quá rõ ràng. Tuy nhiên, theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có hội nghị, hội thảo hay động thái nào phản ứng trước vấn đề này.
Sau khủng hoảng thế giới, vị trí của đồng đô la đang bị thách thức nghiêm trọng. Còn sau cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, vị trí của đồng Euro cũng có vấn đề, xu hướng đa dạng hóa phương tiện thanh toán và dự trữ đang được hình thành.
Cụ thể nhất là việc Trung Quốc thay vì mua đô la lại mua Yên Nhật làm đồng tiền dự trữ và mở rộng quy mô thanh toán và đầu tư bằng đồng nhân dân tệ.
Ở Việt Nam hiện nay có tới 90% giá trị thầu là của nhà đầu tư Trung Quốc, vì vậy khi đồng NDT lên giá thì TQ sẽ có nhiều lợi thế, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, họ sẽ tăng cường đầu tư, kéo theo nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc tăng theo. Mặc dù giá tăng, những VN vẫn không thể chối bỏ được vì đây là những mặt hàng buộc phải nhập khẩu. Khi đó câu chuyện về thâm hụt cán cân thương mại là quá lớn.
Còn theo TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện khoa học giá cả thị trường, việc dự trữ ngoại hối nào còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Đồng tiền mạnh hay yếu, an toàn hay không an toàn phụ thuộc và quy mô, thực lực của nền kinh tế. Do vậy, việc dự trữ ngoại hối nào cần phải cân nhắc, tính toán cẩn trọng.
Trên thế giới vị trí của nhiều đồng tiền đã có sự thay đổi, bằng chứng cụ thể nhất là vị thế của đồng NDT ngày càng được nâng lên. Kinh tế Trung Quốc đi lên, xuất siêu nhiều năm nên có nhiều dự trữ ngoại hối và TQ mua trái phiếu của Mỹ, do đó trở thành chủ nợ của Mỹ. Vì vậy, Mỹ mới có động thái ép TQ nâng giá đồng NDT nhằm hạn chế hàng hóa TQ nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
“Song sự thay đổi vị trí các đồng tiền này cũng chưa thực sự đáng lo ngại vì hiện nay trên thế giới 90% tiền thanh toán và 70% tiền dự trữ vẫn bằng đồng USD. Và nền kinh tế Mỹ vẫn chiếm ¼ GDP của nền kinh tế thế giới. Do vậy nắm giữ đồng đô vẫn được xem là đồng tiền an toàn”, ông Ánh nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc dự trữ ngoại hối còn phụ thuộc xem đối tác đầu tư, thương mại lớn đối với VN. Đối với các ngoại tệ này phải chọn đúng thời điểm để bán ra và nhập về thích hợp, tránh những rủi ro do thay đổi tỷ giá.
---------------------------------------------------------------------------------Các nước đua nhau hạ giá đồng nội tệ
Vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới là một lợi thế vô giá khi giới đầu tư không biết nên để tiền vào đâu cho an toàn.
Ảnh minh họa.
Sự đời biến chuyển thật nhanh. Ngày 11/08, đôla giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm so với đồng yên.
Tuy có tăng so với đồng euro lên mức 1,29$ nhưng vẫn yếu hơn nhiều so với mức 1,19$ đạt được hồi đầu tháng 6 khi sự ghẻ lạnh đối với đồng euro ở vào giai đoạn cao trào.
Đồng bạc xanh mất giá mấy tuần gần đây là vì một loạt các số liệu yếu ớt của nền kinh tế, đặc biệt là việc làm.
Ngày 10/11, FED thừa nhận quá trình phục hồi có lẽ sẽ diễn ra chậm hơn mong đợi. FED vẫn giữ lãi suất mục tiêu trong khoảng 0-0,25% và tin chắc rằng lãi suất sẽ cần phải được giữ ở mức thấp “trong một thời gian nữa”.
Thêm vào đó, họ tuyên bố sẽ tái đầu tư số tiền thu được từ các trái phiếu bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp mua nhà đang đáo hạn vào trái phiếu chính phủ để ngăn bảng cân đối kế toán thu hẹp dần (cũng tức là lượng tiền mặt trong lưu thông giảm).
Sự thay đổi chính sách vừa phải của FED được nhiều người mong đợi. Nó cho thấy FED vẫn quan tâm tới nền kinh tế trong khi đã dừng sử dụng các biện pháp khẩn cấp thời khủng hoảng.
Nhưng điều đó cũng không ngăn được thị trường chứng khoán giảm sâu sau tuyên bố của FED, có lẽ là vì nhà đầu tư hy vọng FED sẽ mạnh dạn hơn nữa và cam kết mua thêm nhiều tài sản hơn, hoặc cũng có thể vì họ thất vọng vì những lời lẽ thận trọng của FED về nền kinh tế.
Nhưng bước chuyển của FED dường như lại xác nhận rằng họ sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều hơn các NHTW khác.
Sau ngày FED ra tuyên bố, NHTW Nhật Bản BOJ quyết định giữ chính sách tiền tệ không đổi. NHTW Châu Âu ECB để lãi suất ngắn hạn tăng khi họ ngừng hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp đối với hệ thống ngân hàng.
Những gì đang diễn ra ở Mỹ không quyết định số phận của đồng đôla vì tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào cả hai bên.
Đồng euro phục hồi từ tháng 6 phần vì thị trường tự tin Châu Âu sẽ phải mạnh tay với vấn nạn nợ quốc gia.
Sức mạnh của đồng tiền này còn nhờ kinh tế đã tốt hơn. Trong quý II, GDP Châu Âu tăng trưởng nhanh hơn Mỹ một chút chủ yếu là nhờ Đức.
Nhưng tình hình tăng trưởng chậm chạp tại các nước vùng rìa khu vực eurozone vẫn chưa biến mất.
Đồng euro mạnh lên khiến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu các nước Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha lại càng yếu đi. Đó là lý do vì sao nhiều nhà phân tích nghĩ có lẽ đồng euro sẽ lại đi xuống.
Ngược lại, đồng yên có thể còn lên giá tiếp. Hiện, JPY đã lên tới mức cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng đồng peso vào giữa thập kỷ 90 khi JPY được coi là nơi ẩn náu an toàn trước mọi hiểm nguy.
Nhưng JPY mới đây có mạnh lên thì cũng không gây nhiều thiệt hại lắm cho các nhà xuất khẩu Nhật.
Giá cả ở Nhật đã giảm nhiều năm trời kết hợp với mức lạm phát vừa phải trên thế giới khiến tỷ giá thực tế hiện ở dưới mức trung bình kể từ năm 1990. Vì giá và lương ở Nhật đã giảm so với ở Mỹ và Châu Âu, các nhà xuất khẩu có thể chịu đựng được khi tỷ giá danh nghĩa tăng.
Thế nên điều cần lý giải không phải là vì sao JPY gần đây mạnh lên mà là vì sao trước đây nó lại yếu đến thế. Kit Juckes từ Société Générale cho rằng lợi suất ở Nhật Bản thấp là lý do chủ yếu. “Ít ai nắm giữ JPY vì lãi suất ở Nhật thấp nhất thế giới,” ông nói.
Nhưng lợi suất trái phiếu ở Mỹ đang giảm xuống khiến Nhật Bản không còn địa chỉ đầu tư thiếu quyến rũ như trước nữa.
Phần còn lại của các nước giàu càng giống Nhật Bản, càng ít lý do xa lánh JPY. Thậm chí còn có tin Trung Quốc đang mua trái phiếu Nhật nhằm đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối.
Nhật Bản không hoàn toàn vui mừng nếu lãi suất có tăng. Giá trị đồng tiền thấp hiện đặc biệt đáng giá khi mà tổng cầu ở các nước giàu quá khan hiếm và xuất khẩu sang các thị trường mới nổi có lẽ là cứu cánh kinh tế tốt nhất.
Bộ trưởng Tài chính Nhật đã phàn nàn rằng biến động mới đây của đồng yên “phần nào chỉ là từ một phía”. Tuyên bố ấy lại càng làm nảy sinh suy đoán rằng chính quyền Nhật sẽ sớm can thiệp ngăn JPY tăng giá.
Nhưng động thái ấy sẽ làm hỏng nỗ lực của các nước giàu thuyết phục Trung Quốc nâng giá tiền tệ. Nhiều khả năng BOJ và ECB sẽ nối gót FED tiếp tục “nới lỏng định lượng” (quantitative easing) nếu không nguy cơ tăng tỷ giá sẽ xảy ra.
Cuộc đua hạ giá đồng tiền cuối cùng có thể gây nên căng thẳng xuyên Đại Tây Dương (và cả Thái Bình Dương) vì tất cả các nước không thể hạ tỷ giá cùng một lúc. Dù vậy, đến nay, quán quân trong cuộc đua này vẫn là đồng đôla
(Theo cafef/Economist)// BeeNet
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com