Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng: Ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất

picture
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2010 - Ảnh Chinhphu.vn

Theo chỉ đạo của Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển.

Nhiệm vụ trên được Thủ tướng khái quát lại tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, diễn ra trong hai ngày 3 - 4/8. Tại buổi họp báo chiều 4/8, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã truyền đạt lại những nội dung trên và thông tin thêm về một số định hướng chính sách trong điều hành nền kinh tế từ nay đến cuối năm.

Báo cáo tình hình kinh tế tháng 7 và bảy tháng đầu năm do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ngày càng tốt hơn, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2010 chỉ tăng 0,06%, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Kinh tế vĩ mô chưa ổn định

Trong 7 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5%, trong đó có 10 mặt hàng (dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy tính và linh kiện, đá quý kim loại quý, cà phê) đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Nhập siêu 7 tháng ước đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,45% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tháng 7/2010 ước đạt 7.000 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký đạt gần 40.000 tỷ đồng. Tính chung 7 tháng đầu năm 2010, cả nước có gần 50.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký 291.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong tháng 7/2010, cả nước giải quyết việc làm cho hơn 141.000 lượt người.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận thấy còn một số tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua cần kịp thời khắc phục như kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định, tình hình thiếu vốn,  lãi suất tín dụng vẫn chưa giảm nhiều, suy giảm FDI, cung cầu ngoại tệ mất cân đối...

Với thực tế đó, tại phiên họp, Chính phủ đã thống nhất sẽ đưa ra nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế - xã hội, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Phó thủ tướng, những quyết sách trong thời gian tới dù thế nào thì phải đảm bảo được 3 mục tiêu chính của năm nay: tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế 6,5%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp tục làm tốt an sinh xã hội.

Chính phủ cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, thỏa mãn với những tín hiệu lạc quan ban đầu. Thay vào đó, cần nhận thức rõ nhiệm vụ từ nay đến cuối năm là rất nặng nề, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần phải tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, kiên trì, nỗ lực đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra cho năm 2010.

CPI phải dưới 8%

Để đạt được các mục tiêu trên, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp các bộ, ngành, địa phương nhất là Hà Nội và Tp.HCM không để xảy ra nạn đầu cơ, tăng giá; cần chú trọng kiểm soát giá thuốc chữa bệnh, giá sữa, điều hành giá xăng dầu nhịp nhàng hơn.

Theo nhận định của Chính phủ ngoài những chính sách về tỷ giá, lãi suất, xuất nhập khẩu, việc giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 8% là thành công, là tiền đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo. Với ý nghĩa đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành bằng mọi biện pháp phải giữ được mức tăng CPI từ 7 - 8% cho cả năm.

Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác nghiên cứu biện pháp đồng bộ từ nhập khẩu, cung ứng đến bán lẻ để bảo đảm bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên cơ sở tôn trọng các cam kết tham gia WTO.

Đối với giá than, Chính phủ yêu cầu thực hiện nguyên tắc giữ nguyên giá than bán cho các nhà máy nhiệt điện, nhưng sẽ điều chỉnh theo giá thị trường than bán cho các nhà máy ximăng, giấy, phân đạm.

Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, vấn đề lãi suất và tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và sản xuất, do đó từ nay đến cuối năm và năm tới, phải có biện pháp điều hành linh hoạt và phù hợp.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thành kế hoạch đầu tư giai đoạn 2011 - 2015, tiếp túc thúc đẩy sản xuất công nghiệp thông qua tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa, đổi mới, nâng cao hiệu quả và phát triển doanh nghiệp.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến đối với đề án “Những giải pháp, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”; dự thảo nghị quyết của Chính phủ về đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2010; đề án đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; tổng kết thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cho ý kiến đối với một số dự án Luật như: Luật Thủ đô, Luật Phòng chống buôn bán người, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Tố cáo...

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhà thầu ngoại góp phần làm rơi vãi vốn ODA
  • Đánh giá tín nhiệm nợ: Tin hay không tin?
  • Tín dụng nông thôn: Chưa ổn!
  • Tín dụng tiền đồng khó tăng
  • Doanh nghiệp nên cẩn trọng khi vay ngoại tệ
  • Chính sách tiền tệ toàn cầu : Gánh nặng với các ngân hàng trung ương
  • Không để tái diễn những bài học đau xót
  • Cung - cầu ngoại tệ sẽ cân bằng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!