Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Trung Quốc vẫn còn nguy cơ bong bóng bất động sản"

Bong bóng bất động sản tiếp tục là nguy cơ lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối của năm nay, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể điều chỉnh thị trường nhà ở, công ty dịch vụ tài chính Standard & Poors của Mỹ cho biết hôm 29/7.

“Nhìn từ góc độ trong nước, nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc là các bong bóng tài sản,” nhà kinh tế trưởng toàn cầu David Wyss thuộc S&P cho biết trong một cuộc họp báo.

Ngay cả khi giá bất động sản của Trung Quốc đã giảm từ tháng Hai tới tháng Sáu năm nay, song giá nhà ở của Trung Quốc vẫn cần điều chỉnh.

Giá bất động sản tại Trung Quốc vẫn ở mức cao so với lịch sử mặc dù gần đây Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp thắt chặt, bao gồm biện pháp tăng tỷ giá thế chấp nhằm kiềm chế giá nhà ở tăng nhanh chóng.

Trung Quốc đã vượt qua Hong Kong trong quý đầu năm nay và trở thành thị trường nhà đất nóng nhất trên thế giới, với giá bất động sản tăng gấp đôi, hãng cố vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank LLP cho hay.

Giá nhà ở tại 70 thành phố Trung Quốc đã tăng 11,4% trong tháng Sáu kể từ một năm trước đó, so với 12,4% trong tháng Năm, Cục Thống kê Trung Quốc cho biết.

Mới đây, các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh khẳng định rằng, những biện pháp thắt chặt nhằm kiềm chế đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ được duy trì, kết quả mới nhất của những biện pháp này là giá bất động sản tại Trung Quốc đã giảm và trở nên ổn định.

Trong khi triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn còn mạnh, song các yếu tố tác động từ châu Âu và chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý tới, ông Wyss nói.

Giám đốc quản lý S&P David Beers nhận định, tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đối với Trung Quốc sẽ được kiểm soát, bởi quốc gia này có mối liên kết thương mại quan trọng với châu Âu.

“Tăng trưởng kinh tế chậm chạp tại khu vực đồng euro trong trung hạn khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước euro cũng chậm lại và suy giảm triển vọng tăng trưởng GDP của Trung Quốc,” ông nói.

Tuy nhiên, theo ông, rủi ro tín dụng của các ngân hàng châu Âu và nguy cơ nợ của các nước châu Âu dường như tác động tới Trung Quốc khá khiêm tốn.

(vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • NHTW Trung Quốc: Kinh tế Trung Quốc đang ổn định
  • Nỗi lo đang kích thích người dân đầu tư vào vàng?
  • Cung ứng thêm tiền để đạt chỉ tiêu tăng tín dụng
  • Bất thường vốn FDI
  • Mạo hiểm với... hợp đồng góp vốn
  • Chất lượng tín dụng: Tiềm ẩn rủi ro
  • IMF: Thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ lại tăng đột biến
  • Nhà ở xã hội tại Tp.HCM: ‘Vẽ’ là chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!