Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tương đối hợp lý với cung - cầu nguồn vốn

Mức lãi suất cơ bản hiện nay được xem là tương đối hợp lý với cung - cầu vốn của nền kinh tế và chủ trương triển khai các gói kích cầu của Chính phủ.


Các mức lãi suất chỉ đạo vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giảm đồng loạt 1% theo Quyết định 837/QĐ-NHNN. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN lần lượt giảm còn 7%, 5% và 7%.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, việc NHNN điều chỉnh các công cụ lãi suất chỉ đạo này mà không "đả động" gì đến lãi suất cơ bản là có lý của nó. Ông Kiêm nhận định, trong tiến trình giảm lạm phát và xuất hiện thiểu phát của nền kinh tế, lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm xuống như mức hiện nay là tương đối hợp lý theo cung - cầu nguồn vốn.

Tuy nhiên, mức này vẫn bị coi là cao nếu so với thực tế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn, song lại bị coi là thấp so với mong muốn của ngân hàng - vốn đang cần tăng mức hấp dẫn để huy động vốn trong dân cư. Để giải quyết mâu thuẫn này, theo ông Kiêm, việc giữ nguyên lãi suất cơ bản 7%, nhưng điều chỉnh các lãi suất chỉ đạo nêu trên để giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào là hợp lý. Điều này giúp ngân hàng có thể hạ lãi suất đầu ra để doanh nghiệp tiếp cận được vốn lãi suất thấp, trong khi không phải hạ đầu vào, nên vẫn duy trì được khả năng huy động vốn.

Nhìn rộng hơn, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, những tháng gần đây, lượng cung tiền thông qua ngân hàng tăng mạnh, đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm nhiều đến vốn khả dụng. Trong bối cảnh đó, nếu giảm lãi suất cơ bản, thì đương nhiên lãi suất kinh doanh của ngân hàng phải giảm, nên ngân hàng khó huy động được vốn cho chủ trương kích cầu. Ngay cả với mức lãi suất hiện nay, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cũng đã tăng thấp trong quý I/2009, thậm chí tăng trưởng âm trong tháng 1/2009.

Ông Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) cũng cho rằng, việc NHNN điều chỉnh những mức lãi suất chỉ đạo nêu trên mà chưa điều chỉnh lãi suất cơ bản là kịp thời và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Chủ trương đó của NHNN đạt được sự đồng thuận cao của các ngân hàng thương mại, bởi giảm gánh nặng tài chính cho các ngân hàng nhờ được sử dụng nguồn vốn rẻ hơn.

Hơn nữa, nếu hạ lãi suất cơ bản lúc này, thì lãi suất kinh doanh, trong đó có lãi suất huy động, của ngân hàng buộc phải hạ xuống, nên ngân hàng sẽ rất khó cạnh tranh hút vốn với các kênh đầu tư khác đang lấy lại vị thế như chứng khoán, bất động sản. Thực tế, lãi suất huy động nội tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục nhích lên, chứng tỏ các ngân hàng đang nỗ lực níu giữ dòng vốn này trước nguy cơ bị hút sang các kênh đầu tư khác.

Tuy nhiên, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết, song song với việc tăng cung tiền để chống suy giảm kinh tế, tăng sức mua trong dân cư, nếu không kiểm soát chặt chẽ dòng tiền ra thị trường, nguồn vốn đổ vào những điểm chưa thật "trúng", chưa thật hiệu quả, dẫn đến đồng vốn bị "đọng", hoặc dòng tiền chạy lòng vòng, cho hiệu quả chậm, thì nguy cơ lạm phát trở lại là có thể xảy ra. Khi đó, công cụ trái phiếu hay lãi suất sẽ được sử dụng để chặn bớt dòng tiền đưa ra và hút dòng tiền đang lưu thông về, tức là, câu chuyện điều chỉnh lãi suất cơ bản sẽ lại được tính đến.

(Theo báo đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân sách Nhà nước với nỗi lo bội chi
  • Việt Nam sẽ vay nước ngoài trung và dài hạn tối đa 25-27 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2012
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sử dụng đồng vốn có hiệu quả ?
  • IMF tư vấn chính sách tỷ giá cho các nước như thế nào?
  • Phân tích kỹ thuật – Phương pháp dự báo tỷ giá hiệu quả trong kinh doanh ngoại tệ
  • Làm gì để đứng vững nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài?
  • Liều thuốc giúp doanh nghiệp phát triển
  • Ngân hàng Trung Quốc, Mỹ “so găng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!