Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam sẽ vay nước ngoài trung và dài hạn tối đa 25-27 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2012

Tổng mức rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2009-2012 khoảng 11-12 tỷ USD - Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ Website Chính phủ, quy mô huy động từ nguồn vốn vay nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn 2009-2012 của Việt Nam sẽ tối đa khoảng 25-27 tỷ USD, tăng khoảng 65% so với giai đoạn 2005-2008.

Tỷ lệ huy động vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 16% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 6% so với GDP năm 2012. Trong đó, vay nước ngoài của khu vực công khoảng 18-19 tỷ USD, khu vực tư nhân khoảng 7-8 tỷ USD.

Chính phủ xác định mục tiêu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2009-2012 đạt khoảng 40% GDP, trong đó huy động từ nguồn vốn trong nước khoảng 65% và vốn nước ngoài bổ sung chiếm khoảng 35%.

Nguồn vốn nước ngoài huy động chủ yếu được hình thành từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán, vay thương mại (kể cả phát hành trái phiếu ra nước ngoài) và kiều hối.

Tổng mức rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2009-2012 khoảng 11-12 tỷ USD, trong đó rút vốn vay ODA khoảng 7,5-8 tỷ USD, vay thương mại từ 3,5-4 tỷ USD.

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ, bao gồm cân đối ngân sách nhà nước khoảng 6-6,5 tỷ USD và cho vay lại khoảng 5-5,5 tỷ USD.

Chính phủ cũng xác định trong giai đoạn trung hạn, cần tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn và bền vững, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Cụ thể, giá trị hiện tại của nợ nước ngoài <45% GDP, giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với xuất khẩu < 200% GDP, nghĩa vụ trả nợ hàng năm so với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ < 25% GDP, trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước <12% GDP, dự trữ ngoại hối so tổng số nợ ngắn hạn > 200% GDP.

(Theo VnEconomy )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!