Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tương lai nào cho đồng euro?

Chưa có câu trả lời cho tương lai của đồng euro . Ảnh: TL

EU (Liên minh châu Âu) đã thông qua gói cứu trợ trị giá 750 tỉ euro (gần 1.000 tỉ đô la Mỹ). Kèm theo đó, một loạt nước trong nhóm tuyên bố thắt lưng buộc bụng bằng những biện pháp khắc khổ. Tuy nhiên, tương lai cho đồng euro vẫn chưa có câu trả lời.

Khi gói cứu trợ đầu tiên trị giá 110 tỉ euro dành cho Hy Lạp được loan báo, nhiều người đã chỉ trích gói cứu trợ trên chủ yếu để trấn an giới đầu tư và cứu giúp các ngân hàng Đức, Pháp. Qua đó, EU muốn đảm bảo cho đồng euro không tiếp tục yếu đi. Bởi vậy, Hy Lạp vẫn hỗn loạn vì người dân phản đối, tình trạng hỗn loạn xảy ra trầm trọng.

Ông Axel Weber, thành viên Ủy ban Ngân hàng châu Âu, đã cảnh báo về “nguy cơ của ảnh hưởng nghiêm trọng” từ Hy Lạp và giới đầu tư đã cảm nhận được nguy cơ ấy. Đồng euro tiếp tục yếu, 1 euro ăn 1,2936 đô la Mỹ, mức thấp nhất kể từ khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ.

Trước tình hình này, EU gánh chịu áp lực rất lớn nên EU tiếp tục tìm kiếm giải pháp mạnh hơn. Giải pháp lần này chính là gói cứu trợ lên đến 1.000 tỉ đô la Mỹ. Nhưng để thông qua gói cứu trợ nghìn tỉ trên, nội bộ khối này phải tranh luận hết sức căng thẳng, đến mức có tin cho rằng tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đã đập bàn lớn tiếng đòi rút Pháp ra khỏi khu vực đồng euro. Washington cũng lên tiếng thúc ép thông qua gói cứu trợ vì sợ cuộc khủng hoảng tại châu Âu sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế Mỹ.

Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet, miễn cưỡng đồng ý. Trước đó vài ngày, ông kịch liệt phản đối cứu trợ và xem đó là “tiền lệ” không nên có. Ngay cả con số 750 tỉ đô la Mỹ cũng chưa có gì chắc chắn khi EU nói IMF sẽ hỗ trợ 250 tỉ euro trong số đó nhưng quan chức IMF lại nói chưa có con số cuối cùng. Một lần nữa, EU thông qua gói cứu trợ chỉ để “bảo vệ đồng tiền chung của chúng ta” như lời bà thủ tướng Đức, Angela Merkel.

Điều đó đồng nghĩa mục tiêu thực sự của gói cứu trợ không phải là đơn thuốc hữu hiệu cho nền kinh tế Hy Lạp hay EU mà chỉ để kìm chế rủi ro cho đồng euro. Nên Marek Belka, giám đốc IMF tại châu Âu, nhận xét gói cứu trợ “không giống một giải pháp lâu dài”. Giới đầu tư lại tiếp tục mất kỳ vọng vào gói cứu trợ của EU, bằng chứng là thị trường tài chính chỉ hoan hỉ được một ngày tăng điểm, sau đó các thị trường Á, Âu, Mỹ đều giảm điểm. Đồng Euro tiếp tục xuống mức kỷ lục mới: 1 euro ăn 1,2705 đô la Mỹ.

Hết “bơm tiền” đến tiết kiệm để trấn an thị trường. Sau Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến Ý, Pháp, Anh tuyên bố tiết kiệm. Mỗi nước có kế hoạch khác nhau với cùng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% như tiêu chuẩn của khu vực đồng euro, dù Anh không dùng đồng euro nhưng vẫn lo ngại trước tình trạng thâm hụt quá mức. Nhưng các kế hoạch tiết kiệm lại gặp phải làn sóng phản đối từ dân chúng. Giới đầu tư một lần nữa không có niềm tin vào EU. Đồng euro tiếp tục rớt xuống kỷ lục mới khi 1 euro chỉ đổi được 1,23 đô la Mỹ.

Đây là kết quả của việc đồng euro được ra đời với sứ mệnh chính trị, lấn át sứ mệnh kinh tế. Những anh cả của EU là Đức, Pháp đã từng bỏ qua bất cập về kinh tế của các nước thành viên để chạy đua “thành tích” ra đời đồng euro. Cựu thủ tướng Bỉ, Jean-Luc Dehaene, từng lớn tiếng chỉ trích việc EU đặt nặng vấn đề chính trị trong các vấn đề kinh tế, ông nói: “Họ có xu hướng đưa ra quyết định chính trị”. Hôm nay, chính những toan tính chính trị tiếp tục hiện diện trong các biện pháp ứng cứu khủng hoảng. Các biện pháp hầu như chỉ cố gắng giữ vững “hình tượng” đồng euro hơn là tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các nền kinh tế.

Không biết đó có phải là nguyên nhân trực tiếp hay không mà vừa rồi, công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics Ltd trụ sở tại Luân Đôn dự báo tỷ giá euro so với đô la Mỹ chỉ còn 1,1 vào cuối năm nay, đến năm 2011 thì 1 euro chỉ bằng đúng 1 đô la Mỹ. Trước đó, công ty này đưa ra dự báo “khả quan” hơn khi cho rằng tỷ giá là 1,2 kết thúc năm 2010. Tỷ giá vẫn chưa là gì nếu như lời lẽ lúc nóng giận của tổng thống Pháp Sarkozy trở thành hiện thực. Khi đó, giấc mơ euro sẽ trở thành ác mộng.

Có lẽ, EU quên rằng sức khỏe của một loại tiền tệ song hành cùng sức khỏe của nền tảng kinh tế. Nên nếu EU tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chính trị trong vấn đề kinh tế thì đồng euro khó có thể không bị suy yếu, nền kinh tế EU sẽ u ám hơn. Chính vì thế, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, Joseph Stiglitz, cho rằng: “Tương lai của đồng euro có thể bị giới hạn” bởi “tồn tại về thể chế” trong lâu dài vẫn còn đó. Điều đó khiến người ta thấy rằng chỉ khi nào sứ mệnh chính trị không còn lấn át sứ mệnh kinh tế thì may ra đồng euro mới có tương lai xán lạn hơn.

(Theo Ngô Minh Trí // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhu cầu nhân lực của ngân hàng tăng mạnh
  • Lãi suất cơ bản: Chưa ngã ngũ?
  • Tự do hóa lãi suất - có kiểm soát
  • Phân tích về cuộc chiến tỷ giá Trung – Mỹ
  • Rủi ro vì thiếu thông tin
  • Áp lực vốn cho thị trường
  • Chiến lược đầu tư và lựa chọn nhóm ngành
  • Lo bội chi ngân sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!