Xem xét đến các chương trình nghị sự cần thảo luận, chính phủ hai nước đều không muốn việc biện luận liên quan đến giá trị của đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ chiếm toàn bộ chương trình nghị sự. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp nhỏ bé mà họ đã đạt được trong vấn đề tỷ giá đồng NDT có thể đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Chỉ trong mấy tuần trước, vấn đề này dường như vừa mới được giải quyết khéo léo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner đã hoãn công bố báo cáo thường niên liên quan đến việc Trung Quốc có phải đã thao túng ngoại tệ hay không; Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã qua Mỹ tham dự hội nghị quốc tế liên quan đến vũ khí hạt nhân. Dấu hiệu này cho thấy, chiều hướng căng thẳng giữa hai nước đang dịu bớt.
Trong trường hợp mở này, Trung Quốc vẫn chưa nói gì, nhưng các quan chức Mỹ dường như tin rằng, chỉ cần qua mấy tuần, Trung Quốc sẽ từ bỏ cơ chế tỷ gá đồng NDT neo theo đồng USD. Cho dù dự đoán rằng, Trung Quốc có lẽ sẽ chỉ cho phép đồng NDT tăng giá 2% - 3%, nhưng dường như cũng đủ giảm nhiệt để tránh gây ra cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Trong vài tuần trước khi diễn ra hội nghị G20 tại Canada vào tháng 6 tới, Bắc Kinh có thể vẫn tuân theo sách lược này. Nhưng rất có thể, khủng hoảng châu Âu đã khiến Trung Quốc thay đổi cách nghĩ.
Ít nhất, đối với thế trận phản đối đồng NDT tăng giá của nội bộ chính phủ Trung Quốc, vấn đề châu Âu đã tạo ra luận chứng mới cho họ, hơn nữa, thực sự là, Bộ Thương mại Trung Quốc đã không chần chừ chỉ ra những tổn hại mà ngành xuất khẩu Trung Quốc có thể gặp phải. Rốt cuộc, đồng EUR suy yếu đồng nghĩa đồng NDT đã đi lên tương đối mạnh.
Ngay cả đối với những quan chức ủng hộ việc từ bỏ cơ chế neo theo đồng USD, họ cảm thấy lo lắng về khủng hoảng châu Âu. Giữa năm 2008, Trung Quốc đã khôi phục cơ chế neo theo đồng USD, nhằm vượt qua khủng hoảng một cách thuận lợi. Theo một số người, trong bối cảnh khả năng suy thoái kép còn đang tồn tại như hiện nay, vậy tại sao phải thay đổi cơ chế.
Tuy nhiên, quan điểm này không có mấy khả năng có thể thuyết phục những người đã chỉ trích Trung Quốc. Ngay trong tuần này, ông Charles Schumer cùng 9 thượng nghị sỹ khác của Mỹ viết thư cho ông Geithner yêu cầu ông có thái độ cứng rắn hơn trước việc Trung Quốc từ chối để Quỹ tiền tệ quốc tế IMF phát hành báo cáo. Trong thư, báo cáo này cho rằng, Trung Quốc đã thao túng đồng nội tệ. Ngoài ra, được biết, nếu ông Harry Reid không trúng cử vào mùa thu, ông Schumer hy vọng có thể trở thành lãnh tụ của Đảng đa số.
Những sự đối kháng công khai vấn đề tỷ giá có thể khiến Trung Quốc từ chối nhượng bộ, do đó, không có gì là kỳ lạ, trong hội nghị tuần này, chính phủ Obama dường như muốn thảo luận trước tiên một chương trình nghị sự kinh tế khác đó là: các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đang đứng trước nhiều sự hạn chế.
Trung Quốc vẫn mong muốn có thể khiến các công ty nước ngoài gia nhập vào thị trường bằng cách trao đổi công nghệ, nhưng một số công ty đa quốc gia cho rằng, trong 6 tháng qua, Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn.
Tuần trước, cựu hội trưởng của Thương hội Trung – Mỹ, ông James McGregor đã miêu tả các hành động mới nhất Trung Quốc như sau: “Công cụ để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Luật chống độc quyền, chuyển giao công nghệ bắt buộc, giấy phép công nghệ bắt buộc, tiêu chuẩn và quy định sát hạch Trung Quốc về hành vi thao túng; yêu cầu nội dung nội địa; yêu cầu tiết lộ mật mã, tiết lộ quá mức giấy phép khoa học và bản quyền công nghệ, chính sách thu mua của chính phủ mang tính kỳ thị…” Một số công ty, đặc biệt là ngành IT đang lên tiếng phản đối.
Những lo lắng này không hẳn phổ biến trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Nhiều sản phẩm của các công ty hàng tiêu dùng đều cung không đủ cầu. Hơn nữa, trong phương diện này, Trung Quốc cũng đã có nỗi khổ của mình – từ chính sách “Mua hàng Mỹ” đến việc sản phẩm công nghệ cao nhập khẩu từ Mỹ đều bị hạn chế.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com