USD suy yếu sẽ khiến thị trường chứng khoán diễn biến tích cực, người dân Mỹ sẽ chuyển sang dùng hàng hóa trong nước, khiến đà phục hồi vững mạnh.
Khác với nhóm các nước mới nổi BRIC, đồng USD suy yếu có thể là một nhân tố tích cực trong quá trình phục hồi kinh tế Mỹ.
Sự sụt giảm của đồng USD từng là mối lo ngại khiến nước Mỹ lên tiếng chỉ trích chính sách tỷ giá của các nước khác, nhất là Trung Quốc để bảo vệ đồng nội tệ.
Tuy nhiên, vào lúc này, Bộ trưởng tài chính Mỹ có thể chấp nhận sự tụt giảm của USD, và coi nó là một cách để thúc đẩy phục hồi kinh tế.
USD đã giảm hơn 7% kể từ ngày 27/8, khi Chủ tịch FED Ben S. Bernanke phát đi tín hiệu cho đợt nới lỏng chính sách tiền tệ mới. Đồng USD suy yếu là hệ quả của lãi suất cơ bản thấp kỷ lục khiến các tài sản của Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng USD suy yếu có thể có lợi cho nền kinh tế bởi các hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sẽ trở nên rẻ hơn so với trước đây, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng lợi nhuận từ nước ngoài.
Đồng thời, khi giá hàng nhập khẩu vào Mỹ tăng, người dân Mỹ sẽ chuyển sang dùng hàng sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp nội địa nhờ đó sẽ ít phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
Lợi nhuận của các công ty tăng, chỉ số công nghiệp Dow Jones lần đâu tiên vượt ngưỡng 11.000 điểm kể từ tháng 5/2010 nhờ sự suy yếu của đồng USD.
Giá cố phiếu cao hơn đổi lại đang thúc đẩy niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Theo giáo sư kinh tế Martin Feldstein thuộc đại học Havard, người từng làm cố vấn kinh tế trưởng thời tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu. Sự suy yếu này sẽ khiến người Mỹ chuyển từ hàng hóa nhập khẩu sang dùng dịch vụ trong nước. Tất cả những điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế Mỹ.
Một số chuyên gia cho rằng, Bộ trưởng tài chính Mỹ có thể sẽ rất hài lòng với sự sụt giá của USD, miễn là sự suy yếu của đồng USD được kiểm soát và không dẫn đến sụp đổ.
Tuy nhiên, nguy cơ là ở chỗ, nếu USD trượt giá một cách không kiểm soát được thì chi phí sinh hoạt sẽ tăng trong dài hạn, khiến các nhà đầu tư tránh đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.
Theo Jim O’Neill, Chủ tịch bộ phận quản lý tài sản của Goldman Sachs tại Luân Đôn, “ Vào thời đại mà sức ép giảm phát được coi là nguy cơ lớn nhất, tăng trưởng trì trệ và Mỹ muốn tăng xuất khẩu, thì tại sao họ lại không muốn” một đồng USD yếu hơn. “ Câu trả lời là khi nào thì sự suy yếu của USD trở thành một vấn đề đối với các thị trường tài chính. Cho đến lúc đó, đây vẫn là một chiến lược rõ ràng và dễ hiểu”.
(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com