Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạ lãi suất: Chưa như kỳ vọng

Theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng, ngày 15/10 là thời hạn các ngân hàng sẽ hạ lãi suất huy động xuống 11%/năm, thay cho 11,2%/năm như trước đây. Cùng đó, lãi suất cho vay VND sẽ giảm theo. Tuy nhiên đến thời điểm này mức giảm chưa như kỳ vọng.

Đúng thời hạn, ngày 15/10 chỉ có một số thành viên thực hiện đồng thuận này, hoặc một số ngân hàng cổ phần đã chủ động hạ lãi suất trước đó.

Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) đi đầu trong việc hạ lãi suất. Theo đó, từ 15/10, mức lãi suất huy động VND cao nhất của ACB là 11%/năm được áp dụng cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 36 tháng.

Với kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng, ACB áp dụng mức 10,88%/năm cho tiền gửi tiết kiệm. Tương tự, Eximbank cũng có mức 11%/năm cho kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng.

Tiếp đó,  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank)… cũng điều chỉnh giảm lãi suất, ngày 16/10.

Ngày 18/10, thêm một số ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động mới với mức tối đa 11%/năm, trong đó có những thành viên lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)…

Cùng với quyết định hạ lãi suất huy động, một số ngân hàng lớn đã quyết định giảm lãi suất cho vay. Đáng chú ý, Vietcombank cũng cho biết, từ ngày 16/10, Vietcombank điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cho vay Việt Nam đồng, mức điều chỉnh thấp nhất chỉ còn 11,5%/năm. Như vậy, đây là ngân hàng đầu tiên giảm cả lãi suất huy động và cho vay.

Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng vừa thông báo hạ lãi suất cho vay VND ở một số nhóm đối tượng doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện của chương trình sẽ được giảm lãi suất từ 14,5%/năm xuống 12% - 12,5%/năm; kinh doanh bất động sản từ 16%/năm xuống 13% - 14%/năm; cho vay thu mua lương thực từ 12,5%/năm còn 11,5%/năm.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ngân hàng khác chưa chính thức công bố việc giảm lãi suất.

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, để lãi suất giảm nhanh trong thời gian tới, trước mắt phải theo dõi sát biến động của thị trường, tình hình lạm phát..., trên cơ sở đó mới có thể tính đến việc cắt giảm chi phí đầu vào, vì nhu cầu vốn của nền kinh tế thường rơi vào quý IV, nên ngân hàng cần tăng lượng vốn huy động.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có chính sách điều hành hợp lý để lạm phát giảm xuống thì lãi suất mới giảm được. Bên cạnh đó, các lãi suất khác cũng cần phải có sự cân đối với các lãi suất của VNĐ.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng:  “Mặc dù đã có chính sách hạ thấp lãi suất để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn tín dụng với lãi suất thấp nhất có thể. Nhưng trong tình trạng ngân hàng thương mại không thể huy động vốn trong nhân dân vì nhân dân không đủ lượng tiết kiệm đầy đủ để cung ứng lượng tiền cho nền kinh tế phát triển được”.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng cho rằng, vai trò chính là vai trò của ngân hàng Nhà nước, đây là nguồn cung ứng tiền để cho nền kinh tế có đủ lượng tiền phát triển kinh tế. Cho nên mỗi ngày ngân hàng Nhà nước phải đo lưu lượng tiền tệ như thế nào. Nếu nhiều quá thì điều tiết nó xuống khỏi phải lạm phát, nếu ít quá thì nâng lên khỏi phải thiểu phát. Ngân hàng Nhà nước không thể kêu gọi, khuyến nghị ngân hàng thương mại hạ lãi suất trong khi họ huy động vốn với lãi suất cao.

Để có thể giảm lãi suất, ông Bùi Kiến Thành cho rằng: Cần phải có chính sách điều hành hợp lý ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế bơm tiền cho ngân hàng thương mại. Là ngân hàng trung ương, nếu thấy trong nước cần dùng có 1 lãi suất 8%/năm là hợp lý thì cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp khoảng 3%/năm thôi để ngân hàng thương mại cho vay lại 8%/năm. Ngân hàng trung ương có thể phát hành giấy bạc, phát hành tín dụng mà không  phải trả tiền huy động vốn cho ai cả. Bên Mỹ là 0,1 %, lãi suất chiết khấu, bên Nhật 0,1 %, châu Âu dưới 1%... Và ngân hàng Nhà nước phải giám định hoạt động của ngân hàng thương mại cho vay đúng mục đích”.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chi phí đầu vào giảm chưa đủ để hạ lãi suất cho vay
  • Cuộc chiến tỷ giá: Thế giới sẽ “liên minh” chống Trung Quốc?
  • Đồng thuận hạ lãi suất, ngân hàng vi phạm Luật Cạnh tranh?
  • Hệ lụy của khủng hoảng và suy thoái kinh tế
  • Financial Times: "Dòng tiền nóng" đang rời khỏi Việt Nam
  • Cơ cấu nợ - gốc rễ của nợ công
  • Lãi suất tiết kiệm kiểu ‘độc quyền’
  • Doanh nghiệp tư nhân đang chờ được tiếp sức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!