Từ chỗ đề cao quan điểm hợp tác chính sách để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các quốc gia giờ đây bắt đầu tỏ thái độ gay gắt xung quanh câu chuyện tỷ giá.
Các nước lần lượt lên tiếng buộc tội lẫn nhau bóp méo nhu cầu thị trường toàn cầu bằng đủ thứ “vũ khí” từ chính sách nới lỏng định lượng (in tiền để mua tài sản), tới can thiệp vào thị trường ngoại hối và kiểm soát các dòng vốn.
Thực trạng trên dẫn tới đòi hỏi phải có một giải pháp đa phương, trong đó những định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) cần thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, cho tới nay, giải pháp mang tính đa phương này vẫn chưa đem lại kết quả gì đáng kể.
Do vậy, đã xuất hiện một hướng giải quyết vấn đề mới, trong đó các nước “không hẹn mà gặp” tập trung tỏ thái độ gay gắt hơn với Trung Quốc.
Một số biện pháp trả đũa đã được nhắc tới đâu đó như không cho phép Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu kho bạc Mỹ, hay các biện pháp trừng phạt thương mại. Thậm chí ngay cả một số người theo quan điểm tự do thương mại cũng cho rằng, “bạo lực” kinh tế là cách duy nhất để buộc Trung Quốc phải đẩy nhanh tốc độ tăng tỷ giá - một cách làm có lợi không chỉ cho phương Tây mà cho cả Trung Quốc - đồng thời tránh được nguy cơ lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ về sau.
Tuy nhiên, quan điểm này dường như là không thuyết phục. Việc de dọa Trung Quốc không khác gì “rung cây dọa khỉ”. Ví dụ như: làm sao có thể ngăn không cho Bắc Kinh tiếp tục mua trái phiếu kho bạc Mỹ, loại tài sản giao dịch rộng nhất trên thị trường tài chính toàn cầu?. Và, hơn thế, sự ngăn cản đó cũng chẳng khác gì một hành vi khiêu khích nguy hiểm.
Bởi vì, một khi đối mặt với một tối hậu thư về thương mại, Trung Quốc có thể đi tới kết luận rằng, lựa chọn trả đũa nước Mỹ là hợp lý. Và đó là cách mà các cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu.
Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn tới hiểu lầm về bản chất của vấn đề. Các cuộc chiến tiền tệ không chỉ có một “tội đồ” và một “nạn nhân”.
Điều cần làm để tránh nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh tiền tệ là tăng cường những nỗ lực đa phương, nhất là bằng cách lôi kéo sự tham gia của các quốc gia mới nổi bị ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá của Trung Quốc.
Brazil và một số nước khác mới chỉ bắt đầu lên tiếng. Hàn Quốc sẽ đăng cai hội nghị cấp cao G20 vào tháng tới, và sự kiện này nên được tận dụng như một cơ hội để làm sáng tỏ cuộc tranh cãi về tỷ giá và gia tăng áp lực đối với Trung Quốc.
Tỷ giá các đồng tiền là một vấn đề mà ở đó, chiến tranh tốt hơn hết được ngăn chặn, thay vì để xảy ra.
(bee)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com