Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn cam lòng giữ ‘đô’

Ngay ngày đầu thực hiện giảm lãi suất huy động USD, các ngân hàng thương mại đã khá nghiêm túc khi điều chỉnh mức giảm “thẳng tắp” về dưới mức 3% một năm.

Cùng với đó là giá USD trên thị trường tự do mua vào đã thấp hơn giá USD trong ngân hàng. Nhưng điều này không khiến người dân “nao núng” với thói quen giữ “đô”.

Chiều 14/4, giá USD trên thị trường tự do mua vào – bán ra ở mức 20.900 – 20.970 đồng/USD. Nếu so với giá USD niêm yết trong các ngân hàng như Vietcombank, Eximbank, ACB... thì giá  mua vào của thị trường tự do rẻ  hơn từ 5 -10 đồng, ngược lại, giá bán ra của các ngân hàng lại rẻ hơn đến 35 đồng một USD.

Vắng bóng người bán

Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng một ngân hàng thương mại có lượng ngoại tệ (nhất là USD) lớn cho biết, dù đã điều chỉnh tăng giá USD thu gom, nhưng trong hai ngày 13 -14/4, vẫn rất ít khách hàng chịu bán USD. Với khách hàng cá nhân đang nắm giữ USD thì càng vắng bóng.

Một trong những ngân hàng điều chỉnh tỷ giá thương mại USD lên cao là Ngân hàng Á Châu. Nếu so với mặt bằng chung trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại TP HCM thì giá mua thương mại của ACB cao hơn những nơi khác 5 đồng một USD, thậm chí từ 7 đến 10 đồng nhưng ghi nhận của chúng tôi tại nhiều phòng giao dịch, chi nhánh của ACB cho thấy, hầu như không có khách hàng bán USD cho ACB, và giao dịch chủ yếu về ngoại tệ của người dân vẫn là… gửi. Tương tự là tình hình giao dịch tại một số chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng như Đông Á, Vietcombank, Techcombank, Eximbank…

Hiện lãi suất USD ở các ngân hàng lớn, với mức gửi dưới 10.000 USD, đã được đẩy xuống  2,7%, 2,8%, 2,9% một năm nhưng người dân vẫn “cảm thấy được” khi gửi USD. Chị K.T, một khách hàng đến gửi USD tại một chi nhánh của ACB, cho biết: “Gửi USD vì tin USD vẫn “tốt” so với các loại tiền tệ khác”. Trong khi đó, anh T.T, một khách hàng gửi USD tại Vietcombank lại lý giải: “Sở dĩ không bán USD vì bán thì… sau này khi cần, chẳng biết mua ở đâu. Tháng 9 năm nay, anh phải trả nợ vay USD mua nhà, giờ trữ trước để trả cho chắc ăn”.

Cần giải quyết “cơ chế” cho USD


Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó Tổng giám đốc DongAbank, cho biết, tình hình hoạt động tín dụng ngoại tệ (USD) trong hai ngày sau khi có trần lãi suất 3% một năm vẫn diễn ra bình thường. “Chưa có hiện tượng người dân bán USD cho ngân hàng, và cũng không có hiện tượng giảm gửi USD”, bà Xuyến nói.

Lý giải vì sao giá USD trên thị trường tự do đã kéo về giá trong ngân hàng, và vì sao lãi suất giảm, người dân vẫn gửi USD mà không bán ra?  Ông Lê Thẩm Dương cho rằng do bài toán thanh khoản, “thông” ngoại tệ giữa các ngân hàng vẫn “chưa ổn”.

Việc giá USD trên thị trường tự do đã giảm xuống do những chính sách về quản lý ngoại hối thời gian qua, cộng với việc trần lãi suất 3% một năm đã loại bỏ được yếu tố đầu cơ, tâm lý đầu cơ, và trên thực tế, giá USD thị trường tự do hôm qua đã phản ánh đúng cung, cầu thực, vì giá USD trên thị trường tự do… không ai “ép” được. Ông Dương cho rằng, để quan hệ huy động – cho vay USD trở về với quan hệ mua - bán ngoại tệ, cần sớm đưa ra cơ chế, giải quyết có được thu phí mua, bán ngoại tệ hay không. “Tôi cho rằng, nếu mức phí hợp lý và giải quyết được nhu cầu ngoại tệ của người dân, thì cũng cần có cơ chế về giá. Đối với mua USD tiền mặt thì các nước khác cũng thu phí, còn nếu là USD chuyển khoản thì không phải phí, điều cần nhất là đừng “biến” phí thành “giá” cộng thêm của USD, để tồn tại hai tỷ giá”.

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường biến động sau giải pháp chống đô la hóa
  • Sẽ “xoá sổ” tình trạng đô la hoá?
  • Tái cấu trúc để tận dụng tốt cơ hội phát triển thị trường trái phiếu
  • Bối rối chọn kênh đầu tư
  • Tiếp tục hạ nhiệt thị trường ngoại hối
  • Tiền nhàn rỗi bỏ vào đâu?
  • Thả nổi lãi suất, tại sao không?
  • Quản lý ngoại hối của Việt Nam qua con mắt chuyên gia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!