Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ

Sử dụng vốn đi vay nhưng đầu tư dàn trải, tùy tiện nên hàng loạt dự án (DA) ngàn tỉ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) phải dừng lại dở dang, đẩy nhiều doanh nghiệp đối tác vào hoàn cảnh khó khăn.

Mất nhà, mất tàu vì Vinashin

Gần 3 năm nay, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Đức Trọng (có trụ sở tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chạy liên tục như con thoi giữa Hà Nội - Quảng Ninh - Phú Thọ để đòi nợ, nhất là gần đây, ngân hàng (NH) chuẩn bị các thủ tục phát mại tài sản thế chấp.

Tháng 3.2007, ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin ra quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư DA san lấp giai đoạn I khu kinh tế Hải Hà và làm đường công vụ khởi công Nhà máy đóng tàu Hải Hà (thuộc H.Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh). Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân (Công ty CNTT Cái Lân) được giao làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư dự kiến 945 tỉ đồng. Từ tháng 10.2007, Công ty CNTT Cái Lân giao lại cho 4 nhà thầu chính là thành viên của Vinashin và các nhà thầu này tiếp tục giao lại cho 9 DN vừa và nhỏ, trong đó có công ty ông Sơn thực hiện các hạng mục về san lấp mặt bằng.

Đùng một cái, đến tháng 2.2008, chủ đầu tư và 4 công ty thành viên của Vinashin bất ngờ chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu phụ vì lý do kinh tế khó khăn, không thể tiếp tục DA. “Theo các hợp đồng ký kết, khối lượng công việc chúng tôi đã thực hiện có nghiệm thu giữa các bên thì các nhà thầu chính đang nợ chúng tôi 130 tỉ đồng, nhưng đến nay đã hơn 3 năm “quả bóng nợ” liên tục bị đẩy từ nơi này sang nơi khác”, ông Sơn búc xúc và cho biết thêm: “3 năm đi đòi không được nợ, để có tiền trả nợ gốc và lãi NH tôi đã phải bán tống bán tháo tài sản. Trong đó, 1 chiếc tàu tôi mua 2,9 tỉ phải bán 1,4 tỉ. Cuối tháng 5 vừa rồi lại phải thế chấp ngôi nhà lấy 1 tỉ đồng trả NH. Hiện giờ, tiền không có, công ty rơi vào tình cảnh sống dở chết dở...”.

Cùng chung tình trạng này, Công ty TNHH Mỹ Quyên (có trụ sở tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), một trong những nhà thầu phụ thi công DA kinh tế Hải Hà đang bị các nhà thầu nợ 45 tỉ đồng. “Thời điểm thực hiện hợp đồng, chúng tôi có tới 700 công nhân nhưng giờ chỉ còn khoảng 10 người”, chủ DN này cho biết.

Sai phạm tại hàng loạt dự án

Trong quá trình thanh tra Vinashin, Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện hàng loạt sai phạm tại DA san lấp giai đoạn I khu kinh tế Hải Hà. Trong đó, chủ đầu tư triển khai khi chưa có DA đầu tư. Việc nghiệm thu thanh toán khối lượng đã san lấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính, nhà thầu phụ không rõ ràng, minh bạch...

TTCP cũng xác định, việc đầu tư dừng lại dở dang đã làm lãng phí nguồn lực của nhà nước, của DN và gây thiệt hại nặng cho chủ đầu tư và các nhà thầu.

Ngoài DA trên, TTCP còn phát hiện sai phạm tương tự tại hàng loạt DA khác của Vinashin, như DA KCN tàu thủy Lai Vu, DA Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất giai đoạn 1, DA nâng cao năng lực Nhà máy đóng tàu Bến Thủy… Tại nhiều DA, TTCP phát hiện dấu hiệu cố ý làm trái về đầu tư, gây thiệt hại, có dấu hiệu gian dối nên đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, làm rõ.

(Báo Thanh Niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Câu chuyện quản lý: "Kẹt"
  • Siết chặt thị trường ngoại hối: sẽ thêm nhiều phản ứng
  • CG giữa kỳ: Tập trung ổn định kinh tế, giảm nghèo
  • Tìm vốn từ đâu cho thị trường bất động sản?
  • Nhiều doanh nghiệp đang ngồi chờ “chết”
  • Hạ lãi suất trần huy động ngoại tệ: Mạnh tay bình ổn thị trường
  • Thị trường ngoại hối: Dồn dập điều tiết
  • Thấy gì từ nguồn gốc doanh thu của công ty chứng khoán?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!