Nhận định này vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại Hội nghị CG 2011 trong tham luận đánh giá những kỳ vọng hồi phục của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.
WB ghi nhận những những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhằm tăng tính an toàn, nói đúng hơn là tìm lại “sức khỏe” cho hệ thống ngân hàng trong suốt thời gian qua, trong đó có nỗ lực tăng vốn tối thiểu của các ngân hàng, can thiệp kịp thời bằng các biện pháp hành chính trước những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô.
Theo WB việc NHNN áp dụng nhiều biện pháp hành chính bao gồm áp dụng mức trần cho tăng trưởng tín dụng (20% cho năm 2011), lãi suất tiền gửi (Việt Nam đồng là 14%, USD là 2% đối với các khoản tiết kiện cá nhân và 0,5% đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế), cũng như áp dụng các mức trần cho các lĩnh vực phi sản xuất và quy định cấm huy động và cho vay vàng... đã mang lại hiệu quả tích cực trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm anh sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, theo WB, những kết quả đạt được là chưa khả quan, để hệ thống ngân hàng hoạt động tốt đảm bảo bình ổn, phát triền nền kinh tế NHNN cần phải cần những công cụ hiệu quả. Một trong những giải pháp mà WB đưa ra đó là, các chính sách dựa vào các biện pháp hành chính nói trên cần phải được loại bỏ và thay vào đó bằng cơ chế thị trường.
WB cho rằng, trong dài hạn, việc lạm dụng các công cụ trực tiếp (công cụ hành chính) này thay vì các công cụ thị trường có thể sẽ có hại cho sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng cũng như quá trình phục hồi của nền kinh tế.
WB khuyến nghị NHNN cần tăng cường hơn nữa khung pháp lý và giám sát cũng như tuân thủ hiệu quả các quy định.
WB đánh giá NHNN đã nỗ lực tăng cường giám sát bằng cách thiết lập Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng và điều chỉnh hai luật và quy định ngân hàng về tỷ lệ đảm bao an toàn... nhưng thực tế kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn.
Theo WB, hiện Việt Nam có quá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động tại thành thị và có danh mục cho vay phát triển quá nóng. Do hàng loạt vấn đề như áp lực tăng trưởng, hệ thống quản lý rủi ro còn tương đối kém phát triển, kỹ năng quản lý yếu kém nên “chất lượng” hoạt động ngân hàng không đảm bảo.
WB dẫn chứng tỷ lệ nợ xấu (NLP) của các ngân hàng Việt Nam vào cuối năm 2010 xấp xỉ 2% và cho rằng đó chưa phải là con số cuối cùng.
WB khẳng định, nếu các quy định được nâng lên theo tiêu chuẩn quốc tế và được tuân thủ tốt thì NLP của Ngành ngân hàng sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Ông Nguyễn Văn Bình – Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát. Tình hình thanh khoản của các ngân hàng sẽ được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian tới.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có tăng lên từ mức 2% đến nay là +/-3% và kịch bản xấu nhất thì năm nay tỷ lệ này sẽ là dưới 5% - mức có thể kiểm soát được.
Trước mắt, để đảm bảo an toàn hệ thống NHNN sẽ khống chế chặt mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống là dưới 20%. Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh thanh kiểm tra những tổ chức tín dụng hiện nay có mức tăng trưởng quá nóng.
Với những biện pháp đồng bộ mà NHNN hiện nay đang thực hiện, Phó Thống đốc cho rằng tình hình thanh khoản của các ngân hàng sẽ được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian tới.
Theo Phó Thống đốc, NHNN sẵn sàng phát hành tín phiếu bắt buộc để “hút” tiền về nếu như thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện, dẫn đến áp lực tăng trưởng tín dụng có thể mạnh lên thì NHNN sẽ tiến hành mua vào lượng tiền thừa này để đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất của năm nay là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Phó Thống đốc nhấn mạnh: Hai mục tiêu quan trọng nhất của NHNN trong năm nay và một số năm tiếp theo đó là kiềm chế lạm phát và tạo niềm tin đối với đồng Việt Nam.Từ đó, cải thiện một cách đáng kể về tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam và đảm bảo được vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các đối tác thương mại – đầu tư – tiền tệ với cộng đồng quốc tế.
(Tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com