Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỳ vọng hạ lãi suất cho vay: Trông tín hiệu CPI

Người đứng đầu NHNN – ông Nguyễn Văn Giàu - trao đổi với báo chí rằng, nguyên tắc chung khi CPI giảm dần, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ điều hành nhằm tác động giảm dần lãi suất.

Việc điều hành sẽ hướng đến sự ổn định tương đối vững chắc chứ không thể thay đổi ngay về chính sách, về lãi suất.

Chấp nhận lãi cao

Với các điều chỉnh mới đây của Chính phủ về kiềm chế lạm phát ở con số 15% và tăng trưởng GDP ở 6% trong năm 2011, theo Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Giàu - cơ bản kịch bản của chính sách tiền tệ sẽ không có gì thay đổi nhưng sẽ phải rất linh hoạt.

Đặc biệt trong các nội dung công việc mà Chính phủ giao cho NHNN điều hành trong Nghị quyết 11. Cơ quan này theo đó sẽ thực hiện bằng được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng như tăng tổng phương tiện thanh toán được đề ra trong nghị quyết trên, cụ thể là đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm dưới 20% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%.

Thực tế sau 5 tháng triển khai, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 6,92% so với cuối năm 2010. Dù thấp hơn so với con số 7,46% của cùng kỳ năm ngoái, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, tăng trưởng tín dụng đang đi đúng với mục tiêu đề ra nếu so với chỉ tiêu cả năm tăng dưới 20%.

Đặc biệt cũng theo người đứng đầu NHNN, trong điều kiện phải giảm tăng trưởng tín đụng để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tín dụng được tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất. Trong đó riêng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng tới 25%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng chung chỉ là 6,92%.

Như nhiều đánh giá của các tổ chức đầu tư và các chuyên gia trước đây, mặt bằng lãi suất lên quá cao thực tế đang tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghị quyết 83 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.2011 mới đây nhận định, lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất là điều không thể tránh khỏi.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, lãi suất thấp là điều không gặp thấy ở bất kỳ quốc gia nào. Hơn nữa, theo như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, để giảm tổng cầu, lãi suất phải cao và tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng phải giảm.

Chờ tín hiệu

Thực tế trong Nghị quyết 83 nêu trên đây, yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt trong thời gian tới một lần nữa được Chính phủ đặt ra đối với NHNN nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về tín dụng, tổng phương tiện thanh toán được đưa ra từ đầu năm. Trong đó, chú ý điều hành phân bổ đều theo các quý, tháng phù hợp với diễn biến thị trường mà đặc biệt là các thời điểm mùa vụ sản xuất, kinh doanh khi nhu cầu vốn tăng cao.

Các công cụ lãi suất sẽ tiếp tục được NHNN sử dụng linh hoạt nhằm tạo khả năng thanh khoản trên thị trường. Song trong nghị quyết trên, Chính phủ cũng yêu cầu NHNN quán triệt các ngân hàng thương mại tạo sự đồng thuận, tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất và tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Định hướng về diễn biến lãi suất trên thị trường trong thời gian tới đây, Thống đốc NHNN cho rằng,  nguyên tắc chung khi CPI giảm dần, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ điều hành để tác động giảm dần lãi suất theo hướng ổn định tương đối vững chắc chứ không thể thay đổi ngay về chính sách và lãi suất.

Trong lúc đó, việc điều hòa tăng trưởng tín dụng đối với từng nhóm ngành nhằm hài hòa mục tiêu tăng trưởng chung dưới 20% theo hướng cắt giảm tỉ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất, tạo điều kiện cho tín dụng chảy mạnh vào sản xuất đang được dư luận đặc biệt chú ý.

Đặc biệt sau 5 tháng đầu năm, tỉ lệ dư nợ phi sản xuất tại nhiều ngân hàng vẫn ở mức khá cao, trong khi thời hạn để hoàn tất việc cắt giảm nhóm tín dụng này đã đến gần. Và liệu NHNN sẽ lùi thời hạn hay tiếp tục mạnh tay để đạt được mục tiêu đặt ra(?). Con số được lãnh đạo NHNN đưa ra gần đây nhất cho thấy, hiện vẫn còn 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có tỉ lệ dư nợ phi sản xuất trên 22%, trong đó có hai ngân hàng trên 50%.

Dù rằng với mục tiêu ban đầu đặt ra, các ngân hàng phải giữ tỉ lệ trên ở mức 22% vào cuối tháng 6 này. “Sẽ có ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi thực hiện yêu cầu này, nhưng chính sách chung phải công bằng và không thể phân biệt ngân hàng” – Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng khẳng định, sẽ không lùi thời hạn trên và NHNN sẽ có chế tài xử phạt các ngân hàng vi phạm.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường ngoại tệ: Liệu có bình ổn lâu dài?
  • Vốn ngoại đang chảy vào trái phiếu
  • Bill Gross: Nhà đầu tư nước ngoài nên tránh xa USD
  • Doanh nghiệp “ngấm” lãi suất cao
  • Rộng cửa cho tín dụng tiền đồng
  • Sản xuất công nghiệp “ngấm đòn” lãi suất
  • Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ
  • Câu chuyện quản lý: "Kẹt"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!