Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ngoại tệ: Liệu có bình ổn lâu dài?

Một tuần sau khi NHNN ban hành các quy định về hạ lãi suất trần huy động ngoại tệ, tăng dự trữ bắt buộc, yêu cầu các DNNN phải bán ngoại tệ trong tài khoản, nguồn huy động bằng USD tại TPHCM vẫn tăng và VND vẫn giảm.

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù thị trường ngoại tệ đang bình ổn, nhưng nếu không kiềm chế được nhập siêu, giá USD có thể biến động trở lại.

Dân vẫn còn găm giữ USD

Sau khi NHNN quy định hạ lãi suất trần USD còn 2%, nhiều NH thương mại như Vietcombank, Eximbank... đã áp dụng lãi suất huy động 2% cho tất cả các kỳ hạn gửi USD từ 1 tháng trở lên. Tuy nhiên, theo thông tin từ một số NH thương mại, mặc dù trong tuần qua lãi suất giảm, vốn huy động bằng USD trên địa bàn TPHCM vẫn tăng và huy động VND vẫn tiếp tục sụt giảm.

Tổng giám đốc một NH cổ phần cho biết: Trong tuần qua, lượng ngoại tệ do người dân bán cho NH chưa tăng lên, nhiều người vẫn nắm giữ và gửi tiết kiệm mặc dù lãi suất thấp. Lý do là hiện nay các kênh đầu tư như nhà đất, chứng khoán, vàng đều đang trì trệ, không hấp dẫn. Giữ USD gửi tiết kiệm tuy lãi suất thấp nhưng an toàn.

Hơn nữa, dù hiện giá USD đang thấp, nhiều người vẫn kỳ vọng cuối năm giá USD sẽ tăng do nhập siêu cao. Vị tổng giám đốc này cũng nhận xét: Các văn bản điều chỉnh của NHNN vừa qua là phù hợp và đúng hướng. Tuy nhiên, để các quy định này phát huy tác dụng cần có độ trễ. Dù lượng bán USD trong dân chưa tăng nhưng hiện tại thị trường ngoại tệ vẫn ổn định. Một cán bộ lãnh đạo chi nhánh NHNN TPHCM cũng xác nhận trong tuần qua huy động USD vẫn đang tăng và VND tiếp tục giảm.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - thành viên HĐ Tư vấn tài chính - tiền tệ quốc gia - cho biết: Hiện tượng người dân nắm giữ USD chờ cuối năm giá tăng là có thật. Hiện giá xuống thấp nên nhiều người chưa muốn bán. Tiền gửi USD tăng còn có nguyên nhân do buôn lậu vàng qua biên giới.

Hiện giá vàng trong nước thấp hơn thị trường thế giới. Về huy động VND giảm, ông Ngân cho rằng một phần do lượng cung tiền trong 5 tháng đầu năm thấp hơn nhiều so với trượt giá, chỉ khoảng 1,5%.

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao và luân chuyển hàng hoá chậm, quay vòng vốn chậm và bút tệ giảm. Lãi suất cho vay VND đang rất cao, các DN tận dụng triệt để các quỹ đã trích lập trong năm 2010 thay vì gửi NH, thậm chí có nơi còn ứng trước để sử dụng, điều này cũng khiến cho nguồn tiền gửi VND giảm.

Mối hoạ từ nhập siêu

Trả lời câu hỏi liệu thị trường ngoại tệ có thể bình ổn trong lâu dài, PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho biết: Nhập siêu đang tăng cao và giá USD vẫn có khả năng tăng trở lại. Nhập siêu trong 5 tháng đầu năm lên đến 6,6 tỉ USD, tương đương 19% kim ngạch xuất khẩu trong khi chỉ tiêu là không quá 16%. Hiện NHNN đang gia tăng khối lượng dự trữ ngoại tệ và sẵn sàng can thiệp thị trường. Nếu không kìm được nhập siêu, việc bình ổn thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một giải pháp quan trọng để giảm nhập siêu là nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu hàng hoá trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại. Theo ông Ngân, để làm được điều này, ngoài các công cụ như ưu đãi thuế, cải tiến thủ tục hành chính... cần phải giải quyết bài toán lãi suất.

Hiện các DN trong nước phải chịu lãi suất vay bằng đồng nội tệ 22- 23%, rất cao so với các nước trong khu vực, làm tăng chi phí vốn. Lãi suất quá cao còn khiến cho kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hạ lãi suất VND là điều cần thiết đối với doanh nghiệp, thậm chí Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vốn ngoại đang chảy vào trái phiếu
  • Bill Gross: Nhà đầu tư nước ngoài nên tránh xa USD
  • Doanh nghiệp “ngấm” lãi suất cao
  • Rộng cửa cho tín dụng tiền đồng
  • Sản xuất công nghiệp “ngấm đòn” lãi suất
  • Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ
  • Câu chuyện quản lý: "Kẹt"
  • Siết chặt thị trường ngoại hối: sẽ thêm nhiều phản ứng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!