Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp “ngấm” lãi suất cao

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp đang tăng chậm lại có nguyên nhân do chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có biện pháp “nới” để doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết: “Bước sang quý II-2011 nhiều doanh nghiệp “đói” vốn. Có ngân hàng nâng lãi suất huy động vốn ở mức 18-19%/năm, thậm chí 20%/năm thì lãi suất cho vay sẽ rất cao. Từ tháng 6 này, nhiều doanh nghiệp đã “ngấm” chính sách thắt chặt tín dụng này”. Bởi vậy, Bộ Công Thương nhận định, năm nay được đánh giá là giai đoạn hết sức khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tháng 5-2011, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành có xu hướng chững lại, ước đạt 74 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với tháng 4 liền trước, mức tăng trưởng này cũng đã giảm nhẹ 0,1%. Ông Huỳnh Khánh Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh cũng phản ánh tình hình địa phương: “Sản xuất công nghiệp của thành phố tăng chậm lại, chủ yếu do lãi suất cao và giá nguyên liệu đầu vào tăng. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng sản xuất cầm chừng”.

Lãi suất cao không chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất khó khăn trong vay vốn, mà chính sách thắt chặt tiền tệ cũng khiến nhu cầu tiêu dùng bị giảm sút. Sản phẩm làm ra bán không chạy khiến doanh nghiệp đã khó lại càng thêm khó. Ông Lê Phú Hưng - Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam thừa nhận: “Với chính sách tiền tệ như hiện tại, khó khăn là điều đã nhìn thấy trước và đang diễn ra. Ngành thép có khả năng không tăng trưởng, thậm chí không đạt mục tiêu đề ra của 6 tháng đầu năm nay. Chúng tôi đang tìm mọi cách để duy trì thị phần của tổng công ty cũng như thực hiện kế hoạch đã đề ra”. Tháng 4 và tháng 5 vừa qua, sản xuất và tiêu thụ thép đã giảm hẳn so với cùng kỳ năm 2010.

Theo ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhu cầu thị trường cũng đang đi xuống. Một báo cáo gần đây của ngành dệt may cho biết, trong khi xuất khẩu dệt may tăng đột biến (trên 30%) thì tiêu thụ dệt may tại thị trường nội địa lại có xu hướng tăng chậm hơn hẳn, chỉ tăng trưởng 18% do tác động của việc thắt chặt chi tiêu trong nước.

Đại diện một số doanh nghiệp cho hay, lãi suất cho vay quy định đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 17-20%/năm. Tuy nhiên, thực tế, họ phải vay vốn với lãi suất cao hơn nhiều. Chia sẻ với Chính phủ trong việc chống lạm phát, song doanh nghiệp cũng khốn khổ trong tình cảnh này, bởi hầu hết doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, đến 60% vốn sản xuất đều phải vay của ngân hàng.

Lãnh đạo Vụ Xuất nhập khẩu cho rằng: “Từ cuối quý    I-2011, chúng tôi đã dự báo chính sách tiền tệ thắt chặt và kiềm chế lạm phát sẽ gây khó khăn cho sản xuất”. Điều này đã được chứng minh khi tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 5 vừa qua cũng không còn “mạnh” bằng trước đây. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 đạt 7,5 tỷ USD, so với kim ngạch 7,44 tỷ USD thực hiện trong tháng 4-2011 thì “không đáng kể”. Trong khi đó, theo quy luật hàng năm, tháng 5,6,7 thường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với   quý I. “Chúng tôi thấy lo ngại và băn khoăn về điều kiện cần và đủ cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Với cung tiền như vậy, cần tính toán xem các ngành sản xuất sẽ được vay bao nhiêu %”- vị lãnh đạo này nói.

Cùng chung quan điểm này, một chuyên gia kinh tế cho rằng, thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát là việc làm cần thiết, nhưng cũng cần có biện pháp “nới lỏng” để doanh nghiệp “sống” được qua thời điểm khó khăn này. Bộ Công Thương cũng coi việc gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ số một của ngành công thương trong tháng 6. Theo đó, Bộ sẽ tăng cường nắm bắt thông tin từ các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để chủ động xử lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, theo dõi sát biến động thị trường thế giới cũng như trong nước để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu.

(ANTĐ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rộng cửa cho tín dụng tiền đồng
  • Sản xuất công nghiệp “ngấm đòn” lãi suất
  • Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ
  • Câu chuyện quản lý: "Kẹt"
  • Siết chặt thị trường ngoại hối: sẽ thêm nhiều phản ứng
  • CG giữa kỳ: Tập trung ổn định kinh tế, giảm nghèo
  • Tìm vốn từ đâu cho thị trường bất động sản?
  • Nhiều doanh nghiệp đang ngồi chờ “chết”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!