Khủng hoảng nợlây lan, những vấn đềtài chính khiến lo ngại nguy cơtan rã khu vực đồng euro lớn hơn bao giờhết.
Kịch bản cho những thiệt hại khi khu vực đồng euro tan rã
Chi phí để cứu đồng euro được khẳng định là lớn ngoài sức tưởng tượng. Tuy vậy, lịch sử kinh tế đã từng trải qua một vài ví dụ về sự tan rã của các liên minh tiền tệ, dù hiếm, nhưng vẫn xảy ra. Vậy so sánh chi phí duy trì đồng euro với chi phí từ bỏ đồng tiền này thì như thế nào?
Câu trả lời không hề đơn giản. Để bắt đầu, có nhiều cách tan rã khác nhau: giải thể toàn bộ và quay trở lại đồng tiền gốc; chia đôi thành 2 nhóm: nhóm đồng tiền mạnh ở phía Bắc và đồng tiền yếu ở phía Nam; hoặc loại bỏ một số nước, hay chỉ 1. Phức tạp hơn nữa là những lựa chọn bảo vệ cho nước rời đi và những nước còn lại sau khi tan rã. Tất cả những điều này không chỉ liên quan tới kinh tế mà còn là chính trị và luật pháp.
Lựa chọn 2 kịch bản cụ thể. Đức có thể rời bỏ, một mình hoặc với một nhóm các nền kinh tế nhỏ - Áo, Phần Lan và Hà Lan - như đề xuất gần đây của cựu lãnh đạo Liên đoàn Công nghiệp Đức Hans-Olaf Henkel. Thứ hai, nhiều khả năng hơn, Hy Lạp có thể tách ra hoặc bị buộc phải rời khỏi nhóm đồng tiền chung euro.
Trong mỗi trường hợp, những hậu quả tàn phá để lại cho nền kinh tế vẫn đang được nhiều chuyên gia phân tích tranh cãi. Nếu Đức rời bỏ, đồng Deutschmark mới sẽ trở thành đồng tiền quốc tế đáng sợ đe dọa tới đồng tiền lớn hơn, tốt hơn của Thụy Sĩ, và các doanh nghiệp sản xuất Đức sẽ bị ảnh hưởng.
Các ngân hàng Đức có thể đối phó với việc chuyển các khoản vay và tiền gửi trong nước sang đồng tiền mới, nhưng họ sẽ phải được tái cấp vốn bởi tài sản bằng đồng euro sẽ có giá trị thấp hơn tài sản bằng đồng nội tệ.
Nếu Hy Lạp ra đi, đồng drachma hồi sinh của nước này sẽ lao dốc - có thể tốt cho các nhà xuất khẩu nhưng sẽ khởi đầu cho những gì mà chuyên gia lịch sử tiền tệ gọi là "khởi nguồn của tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính". Việc đồng drachma mất giá so với euro sẽ biến mọi khoản nợ bằng đồng euro thành gánh nặng ghê gớm. Cùng lúc, những người gửi tiền sẽ bắt đầu cuộc rút chạy khỏi hệ thống ngân hàng của Hy Lạp.
Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UBS Thụy Sĩ cho thấy chi phí cho những tình huống có thể xảy ra đều cao tới mức đáng sợ. Nếu Đức rời bỏ, nước này sẽ chịu chi phí từ 20% - 25% GDP trong năm đầu tiên và sau đó giảm xuống khoảng một nửa cho những năm tiếp theo. Nếu Hy Lạp ra đi, chi phí cho năm đầu tiên sẽ là 40% - 50% GDP và cho những năm tiếp theo là khoảng 15%.
Chi phí đó chỉ là rất nhỏ so với khoản mà Đức phải chi để giải cứu Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha nếu các nước này vỡ nợ. Nhưng báo cáo dựa trên giả định cực đoan rằng các nước rời bỏ khu vực đồng euro cũng sẽ phải ra khỏi Liên minh châu Âu. Các nhà chính trị chắc chắn sẽ loại bỏ tình huống này, bởi châu Âu sẽ chẳng lợi lộc gì nếu có người hàng xóm phía đông Địa Trung Hải khó khăn hay loại bỏ nền kinh tế Đức.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu sẽ khăng khăng giữ gìn một thị trường duy nhất hơn là xóa bỏ đồng euro. Điều này cho thấy tác động kinh tế của sự tan rã sẽ không quá bi quan như những gì UBS dự kiến.
Bài học Argentina - tương lai nào cho Hy Lạp?
Bài học lịch sử ở đây là gì? Các liên minh tiền tệ có xu hướng sụp đổ như một phần của sự sụp đổ chính trị rộng lớn hơn. Khu vực đồng rúp đã không thể tồn tại lâu hơn Liên Xô, liên minh tiền tệ của Cộng hòa Czech và Slovakia cũng chỉ kéo dài được thêm vài tuần. Những tình huống này không hoàn toàn tương đương. Tuy nhiên, có một tiền lệ chỉ dẫn cho Hy Lạp trong việc Argentina cắt đứt liên hệ của đồng peso với USD trong khủng hoảng nợ và tiền tệ cuối 2001 và đầu 2002.
Argentina đã thiết lập một hình thức tương tự liên minh tiền tệ với Mỹ trong năm 1991 khi cố định tỷ giá đồng tiền của mình với USD, hỗ trợ liên kết thông qua dự trữ ngoại hối của một hội đồng quản lý tiền tệ. Những gì Argentina trải qua trong 1 thập kỷ sau đó tương tự như Hy Lạp sau khi gia nhập khu vực đồng euro năm 2001. Cả hai nước ban đầu phát triển mạnh mẽ nhưng sau đó giảm khả năng cạnh tranh và gặp vấn đề trong tài chính công. Sự suy giảm gần đây của nền kinh tế Hy Lạp tương tự như những gì Argentina đã trải qua trước khi vỡ nợ và phá giá.
Đó là cuộc khủng hoảng "đẫm máu", bao gồm hạn chế việc rút tiền ngân hàng và thiệt hại to lớn cho những người gửi tiền và các ngân hàng khi tài sản và các khoản nợ của họ bị thay đổi, với các tỷ giá hối đoái khác nhau. Nhưng đó được chứng minh là một bước ngoặt thật sự.
Sau khi giảm sản lượng mạnh mẽ, Argentina tăng trưởng 9% trong năm 2003, và tiếp tục duy trì quay mức đó cho tới khi được thử thách bởi khủng hoảng tài chính 2008 và suy thoái toàn cầu 2009. Hiện Argentina tăng trưởng gần 10%. Sự thịnh vượng hồi sinh của quốc gia này, có được nhờ nhu cầu thế giới bùng nổ với hàng hóa nông sản, diễn ra dù thực tế rằng tranh cãi về việc vỡ nợ đã khiến nước này đóng cửa thị trường vốn quốc tế.
Điều đó có thể là một tương lai đáng khích lệ cho Hy Lạp, nếu nước này buộc phải rời bỏ khu vực đồng euro. Thay vì kéo dài thời gian giảm tiền lương để khôi phục cạnh tranh, việc phá giá sẽ là biện pháp khắc phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, tiền lệ Argentina cũng cho thấy khủng hoảng có thể khủng khiếp thế nào: tình trạng bất ổn xã hội lớn, một loạt các tổng thống bị lật đổ và nhiều hơn nữa. Khủng hoảng Hy Lạp có thể sẽ còn tồi tệ hơn. Thực tế là Hy Lạp có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn nhiều Argentina, và việc cấm rút tiền ngân hàng cũng như kiểm soát vốn khiến Hy Lạp cũng sẽ đối mặt với vấn đề cực lớn khi đưa ra đồng tiền mới. Tất cả mọi thứ, từ máy tính ở bãi đỗ xe sẽ phải được cài đặt lại, hàng ngàn thứ phức tạp mới nảy sinh sẽ khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Dù vậy, lo lắng thực sự, với nhà đầu tư và các lãnh đạo châu Âu, là sự khởi đầu từ Hy Lạp có thể gây hoảng loạn tại những nơi khác, tới các ngân hàng Bồ Đào Nha, Ireland và có thể cả Italia và Tây Ban Nha. Hy Lạp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới tài chính châu Âu so với những gì mà Argentina gây ra với chính mình.
Khu vực đồng euro có thể chứng minh những gì đáng thất vọng về hội nhập kinh tế, nhưng hội nhập tài chính đã diễn ra nhanh chóng - và giờ đây đang thể hiện mặt trái của điều đó. Khủng hoảng lây lan nhanh chóng mà mạnh mẽ chưa từng có, khiến rắc rối ngày càng lớn hơn và khó giải quyết hơn.
Không phải bây giờ mà từ ngay đầu năm 2013, hồi chuông “bế tắc tín dụng” đã reo. Phải làm gì để đẩy vốn ra nền kinh tế, khi mà khách hàng tốt không chịu vay và vẫn còn bất cập trong xử lý tài sản đảm bảo?
Sáng 8/7, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục nâng giá mua vào USD. Đây có phải là một phản ứng để cạnh tranh với lực hút ngoài luồng, bên cạnh các yếu tố tác động cơ bản?
Thay vì dỡ bỏ trần lãi suất để tận dụng cơ hội như nhìn nhận cách nay một quý, kết thúc bán niên đầu năm 2013, NHNN chính thức hạ lãi suất chủ chốt thêm một lần nữa và điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ với cặp VND/USD.
Từ cuối tháng tư đến nay, giá USD lại nóng lên, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036 VND/USD, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND.
Sau hơn một năm, đến nay nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng Việt Nam từng có cuối năm 2011 đã được đẩy lùi. Hoạt động hệ thống và thị trường nói chung hiện tương đối ổn định…
Trong các phiên giao dịch gần đây, đồng Yên - JPY liên tục lập những kỷ lục mới và duy trì dao động ở mức giá rất cao bất chấp việc chính phủ Nhật tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tuyên bố thiết lập một quỹ trị giá 100 tỷ USD để ứng phó với sự tăng giá của đồng JPY.
Ngay sau Ngân hàng Nhà nước kiên quyết thiết lập trần lãi suất tiền gửi 14%, một ngân hàng tung ra thị trường mức lãi suất huy động một ngày 14%/năm. Nếu xét về nguyên lý đường cong lãi suất “gửi càng lâu, lãi suất càng cao” thì diễn biến trên thị trường đang theo chiều ngược lại: lãi suất kỳ hạn ngắn dài đều như nhau, tiền gửi một ngày và tiền gửi trên một năm hay lâu hơn đều thẳng băng cùng mức 14%/năm. Điều này đã làm cho nguồn vốn của ngân hàng tỏ ra bất ổn về cơ cấu kỳ hạn và phản ánh sự khát thanh khoản.
Nhiều người rút tiền để gửi tại ngân hàng lớn uy tín, thuận lợi giao dịch, dịch vụ tốt. Một số người chuyển khoản tiết kiệm sang đầu tư để hy vọng sinh lời trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất không hấp dẫn.
Dù một số ngân hàng đã công bố lãi suất cho vay khách hàng truyền thống dao động từ 17-19%/năm so với mức bình quân của thị trường là 20-22%/năm, trong thực tế hiệu ứng giảm lãi suất vẫn còn bị hạn chế, mức độ lan tỏa chưa sâu rộng, chưa đáp ứng kỳ vọng của phần lớn doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay VND đang giảm dần, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, nhưng cân nhắc nên vay USD hay VND vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp.
Giá vàng thế giới đã vượt 1.900 USD/ounce trong tháng 8, tăng gần 30% trong năm 2011. Dựa trên giá vàng ngày 30/8, Hội đồng Vàng Thế giới đã đưa ra danh sách 15 tổ chức, NHTW, định chế tài chính nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới.
Cả tháng nay, cộng đồng DN khấp khởi trước lời hứa đưa lãi suất cho vay về 17 – 19% của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, giờ đã là tháng 9/2011 và lời hứa đó đang thành hiện thực khi lần lượt các NH lớn nhỏ thông báo hạ lãi suất. DN liệu đã có thể “thở phào”?
Gần đây người ta giật mình khi Thống đốc NHNN VN đề cập đến cái tên “lãi suất thực âm” (lãi suất ngân hàng nhỏ hơn chỉ số lạm phát) vì rằng đã lâu nay lãi suất thực dương (lãi suất ngân hàng lớn hơn chỉ số lạm phát) dường như đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội cũng như lý thuyết về lãi suất thực và lạm phát kỳ vọng (hiệu ứng Fisher).
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.