Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc chiến tiền tệ thế giới đang âm ỉ

Khó khăn kinh tế trong nước khiến các nước đều ra sức đẩy mạnh xuất khẩu để giải tỏa sức ép kinh tế và đều muốn hạ giá đồng nội tệ, châm ngòi cuộc chiến tiền tệ mới trên thế giới.

 

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ châm ngòi cuộc chiến tiền tệ mới
Với tiêu đề “Cuộc chiến tiền tệ đang tái hiện”, tờ “Financial Times” của Anh viết: “Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (Ngân hàng Trung ương) tuyên bố sẽ không cho phép tỉ giá đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) ở mức dưới 1,2 Franc đổi được 1 Euro và bắt đầu khởi động cơ chế ngăn chặn đồng Franc tăng giá, nhằm tránh nền kinh tế nước này có thể bị suy thoái”.

Trong bối cảnh Châu Âu rơi vào khủng hoảng nợ công, nhiều nước muốn dùng đồng CHF làm cảng lánh nạn. Kể từ tháng 4/2011 tới nay, đồng CHF đã tăng giá tới 15%, sau khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ áp dụng biện pháp ngăn chặn đã làm cho Franc giảm giá tới 7,8%.

Các chuyên gia tiền tệ cho rằng việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ áp dụng biện pháp can thiệp hành chính để giữ tỉ giá đồng Franc là chính đáng, bởi vì Thụy Sĩ chỉ là một thực thể kinh tế nhỏ bé đối với Châu Âu và thế giới.

Yves Longchamp, Trưởng ban kinh tế của Ngân hàng Pictet & Cie  (Thụy Sĩ) cho biết vừa qua nền kinh tế Thụy Sĩ đã xuất hiện dấu hiệu suy thoái, rủi ro về tỉ giá đang tăng lên đẩy kinh tế đất nước lâm vào khó khăn. Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ Micheline Calmy-Rey nói: “Tỉ giá của CHF đang bị đẩy lên quá cao. Điều này đe dọa tới kinh tế đất nước, khiến Thụy Sĩ có thể rơi vào tình trạng thiểu phát. Bởi vậy, ngân hàng trung ương phải can thiệp để khiến cho đồng CHF giảm giá”.

Tuy nhiên, tờ “Financial Times” dẫn bình luận của các chuyên gia cho rằng hiện nay do nhiều nước đều tiến hành biện pháp bảo hộ mậu dịch, việc can thiệp hành chính vào tỉ giá tiền tệ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ làm cho các nước noi theo. Qua đó, có thể làm cho chiến tranh tiền tệ bùng phát. Ngoài ra, trong tình hình thị trường tiền tệ thế giới hiện đang chao đảo, việc can thiệp hành chính vào tỉ giá có thể bịt kín lối thoát cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm cảng lánh nạn để bảo vệ tài sản của mình. Điều này càng làm cho thị trường tiền tệ mất ổn định và dễ dàng dẫn tới chiến tranh tiền tệ.

Ông Moris Pommerit, Trưởng ban kinh tế của Công ty chiến lược Alfa, nói: “Cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện đã bắt đầu mở màn. Sau chiến tranh tiền tệ sẽ là chiến tranh mậu dịch. Cùng với khó khăn kinh tế đang tăng lên, xuất khẩu của các nước phát triển cũng đang bị co lại, cọ sát và mâu thuẫn buôn bán giữa các nước tăng lên do chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách tiền tệ của các nước. Từ đó, khó có thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh tiền tệ”.

Tờ báo cho biết vừa qua, Chính phủ Nhật Bản cũng đã áp dụng biện pháp can thiệp bằng cách bán ra khối lượng lớn đồng Yên ra thị trường nhằm giảm giá đồng tiền, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Việc các nước đua nhau áp dụng những biện pháp khác nhau để giảm giá tỉ giá tiền nước mình, đẩy mạnh xuất khẩu, làm dịu khó khăn kinh tế trong nước đã làm cho nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ thời gian tới.

Tờ “Tiền tệ quốc tế” của Trung Quốc ngày 8/9 dẫn phát biểu của Pattison, Trưởng ban kinh tế của Morgan Chase, cho rằng Trung Quốc hiện là thực thể kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng Nhân dân tệ (CNY) đang tăng giá, nên có thể trở thành “cảng lánh nạn” của các nhà đầu tư.

Trong khi đó Hãng Reuter dẫn phát biểu của Davide Cucino, Chủ tịch Hội thương nhân EU, cho biết Trung Quốc có thể thực hiện tự do chuyển đổi đồng Nhân dân tệ vào năm 2015, như vậy có thể mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư thế giới tìm được cảng lánh nạn.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) Chu Tiểu Xuyên đã bác bỏ tin này. Ông Chu Tiểu Xuyên nói: “Tự do hóa chuyển đổi Nhân dân tệ là cả một quá trình lâu dài tuần tự như tiến. Hiện Trung Quốc chưa có thời gian biểu cho chế độ tự do chuyển đổi đồng Nhân dân tệ”. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng ít nhất phải 10 năm nữa mới tính tới việc tự do hóa chuyển đổi Nhân dân tệ. Điều này cho thấy, Trung Quốc rất lo sợ đồng CNY bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh tiền tệ hiện nay giữa các nước, trong khi xuất khẩu thời gian qua của Trung Quốc đang trong tình trạng bị giảm sút.


Kiều Tỉnh// Tầm Nhìn

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tỷ giá liên ngân hàng có chuỗi ngày không đổi dài nhất
  • Tỷ giá USD/VND ngày 29/9
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu khu vực đồng euro tan rã?
  • Sức mạnh của đồng JPY
  • Đường cong lãi suất bị bẻ thẳng: Dấu hiệu bất ổn tiền gửi
  • Hết thời lãi suất cao, đua rút tiền tiết kiệm
  • Sứ mệnh nào cho lãi suất?
  • Doanh nghiệp chọn vay USD hay VND?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!