Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất tăng, vẫn khó vay

tinkinhte.com

Lãi suất cơ bản tăng từ 7% lên 8% vào đầu tháng 12 đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cả lãi suất huy động lẫn cho vay, nhưng dường như cung và cầu tín dụng vẫn chưa gặp nhau.

Huy động vẫn không tăng nhiều

Kể từ ngày 1-12, tất cả các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động lên một mặt bằng mới và cũng là mức cao nhất “cho phép” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 10,49%. Nếu vượt hơn mức này, các ngân hàng lập tức sẽ bị thanh tra toàn diện. Vì vậy, để lãi suất huy động của mình hấp dẫn nhất, đa số các ngân hàng đã niêm yết lãi suất kỳ hạn ngắn và trung, dài hạn bằng nhau và bằng mức cao nhất.

Theo báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng đến ngày 3-12-2009 của NHNN, lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng cổ phần cho kỳ hạn từ 3-12 tháng đều dao dộng từ 10-10,49%/năm.  

  Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất huy động lên cao hơn cả mức cho phép ở trên bằng nhiều hình thức như tặng quà, lãi suất bậc thang, rút thăm trúng thưởng, và mới đây nhất là cách tặng coupon lãi suất cho khách hàng gửi lại tiền đáo hạn hoặc gửi thêm tiền vào ngân hàng.

Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh cho biết ngân hàng của ông đợt này không để thua sút các ngân hàng cổ phần khác về lãi suất huy động. Để giữ khách và hút thêm khách mới, vị này cho biết lãi suất ba tháng cho khách hàng cá nhân của chi nhánh mình đã lên đến 11%/năm. “Hầu như ngân hàng nào cũng chào lãi suất cao hơn niêm yết cho các khách hàng lớn”, ông nói, tuy nhiên vốn huy động từ lúc tăng lãi suất đến giờ “vẫn không tăng bao nhiêu”.

Một số ngân hàng nhỏ khác cũng thừa nhận điều này vì lãi suất của các ngân hàng hiện giờ đều niêm yết bằng nhau nên không tạo ra sự khác biệt để thu hút khách.

Khách hàng mới: vay vẫn khó

Vì huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay nên các ngân hàng hiện nay gần như không thể cho vay đối với khách hàng mới.

Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Miền Tây, cho biết dù đã tăng lãi suất huy động nhưng vẫn không thể thu hút thêm nguồn tiền gửi trong dân. Và vì huy động vốn vẫn chưa khả quan nên ngân hàng của ông thời điểm này phải ưu tiên cho các khách hàng đang vay vốn đến lúc đáo hạn vay lại, còn khách hàng mới thì đành hẹn vào lúc khác.

Phó tổng giám đốc của một ngân hàng luôn đứng vào nhóm các ngân hàng có lãi suất cao nhất và nhiều chương trình để thu hút khách gửi tiền nhất trên thị trường cũng có cùng quan điểm với ông Sỹ vì không thể huy động được vốn để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng.

Trong khi đó, việc cho khách hàng mới vay tại các ngân hàng quốc doanh lại càng nan giải hơn vì việc cho vay của các ngân hàng này không chỉ phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà còn bị hạn chế bởi mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra bởi NHNN nhằm đối phó với nguy cơ tái lạm phát. Giám đốc chi nhánh của ngân hàng quốc doanh nói trên cho biết khách hàng mới, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, nếu muốn vay phải đợi đến năm sau vì tăng trưởng tín dụng của chi nhánh này đã vượt quá mức cho phép.

Theo Tuổi Trẻ ngày 8-12, NHNN cho biết kết thúc tuần đầu tiên sau khi tăng lãi suất cơ bản, tăng trưởng huy động của toàn hệ thống là 27% và tăng trưởng dư nợ là 36%.

Ở một góc nhìn khác, tuy hoạt động tín dụng của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhưng đến thời điểm này một số ngân hàng đã công bố mức lợi nhuận đã gần bằng hoặc vượt kế hoạch cả năm. Các ngân hàng này cho biết lợi nhuận có được chủ yếu là từ các hoạt động phi tín dụng.

Như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận trước thuế 11 tháng đầu năm là 1.658 tỉ đồng, vượt 4% so với kế hoạch cả năm. Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank, cho biết tổng thu của ngân hàng chủ yếu đến từ bốn nguồn là lãi, dịch vụ, ngoại hối, và kinh doanh chứng khoán nợ, trong đó thu từ lãi chỉ chiếm 27,3%. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động huy động và cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân chỉ chiếm gần 44% trong tổng thu từ lãi, ông Huy nói.

Còn đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải thì thu nhập từ tín dụng chỉ đóng góp 15% trong tổng lợi nhuận của toàn ngân hàng. Nhờ các hoạt động phi tín dụng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này 11 tháng đầu năm đã đạt 882 tỉ đồng, vượt đến 47% so với kế hoạch đề ra cả năm và tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008. 

Theo công bố từ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), tính đến hết tháng 11-2009, ngân hàng này đạt 374 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 94% kế hoạch cả năm.

(Theo Thủy Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Hỗ trợ lãi suất 2% cho các khoản vay trung và dài hạn
  • Hai đồng tiền mới thách thức USD
  • Chính thức quy định tập đoàn, tổng công ty bán lại ngoại tệ
  • Dỡ bỏ barie về lãi suất
  • Đồng bạc xanh hướng tới 2010
  • Thị trường USD/VND 2009: những cơn sóng chưa bao giờ dứt (Phần 1)
  • Thị trường USD/VND 2009: những cơn sóng chưa bao giờ dứt (Phần 2)
  • Lãi suất chạm trần vẫn không hấp dẫn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!