Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất 18,5%/năm, vay không?

picture
Con số 18,5%/năm được đưa ra ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất, giảm các lãi suất điều hành.

Lời mời lãi suất cho vay thấp nhất 18,5%/năm gửi đi, ngay sau quyết định giảm các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước…

Trong e-mail VnEconomy nhận được, trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp của một chi nhánh ngân hàng thuộc nhóm 1 (theo cơ chế phân nhóm giao chỉ tiêu tăng tín dụng) cho biết, họ bắt đầu triển khai gói tín dụng mới với lời giới thiệu: “Giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp”.

Gói tín dụng này dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm đối tượng vẫn thường được ưu tiên trong các định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Hạn mức cho vay tối đa là 2 tỷ đồng; thời hạn 3, 6 và 12 tháng; mục đích là bổ sung vốn, tài trợ sản xuất, tài trợ mua bán thương mại, xuất nhập khẩu, chiết khấu L/C; tài sản thế chấp là bất động sản và bộ chứng từ L/C.

Điểm được nhấn mạnh là lãi suất cho vay theo giới thiệu “giảm” nói trên thấp nhất là 18,5%/năm.

Con số 18,5%/năm được đưa ra ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất, giảm các lãi suất điều hành. 18,5% đó có thể xem là một mức ưu đãi khi áp dụng cho khách hàng tốt nhất của chương trình. Vậy nó cao hay thấp, có đủ tính đại diện nhất định cho thực tế lãi suất vay vốn hiện nay? Còn so với mức lãi suất vay vốn tương đối “lý tưởng” ở thời điểm này mà Ngân hàng Nhà nước xác định thì nó rất cao.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước có cuộc họp định kỳ với 14 ngân hàng thương mại lớn nhất trong hệ thống (thay vì G12 như trước đây). Tại đây, các thành viên cũng như nhận định của nhà điều hành cho rằng, với trần mới và các lãi suất điều hành mới, mức cho vay ra với nhóm đối tượng sản xuất kinh doanh không thuộc diện không khuyến khích sẽ ở khoảng 13% - 16%/năm, thậm chí có tổ chức tín dụng còn có thể áp thấp hơn.

“Chiều hướng giảm lãi suất mà thị trường đánh giá là chắc chắn, hay có thể nói không tránh khỏi. Vì vậy có những tổ chức tín dụng giảm lãi suất đi trước đón đầu để thu hút khách hàng”, Thống đốc Bình giải thích thêm cho khoảng lãi suất 13% - 16%/năm.

Thế nhưng, thực tế thời gian qua và hiện nay, vẫn có nhiều thông tin phản ánh doanh nghiệp khó vay vốn, khó tiếp cận được các mức lãi suất được cho là thấp (chứ không hẳn là rẻ); ngay cả mức 18,5%/năm nói trên cũng đã tương đối dễ chịu ở thời điểm này.

Trước thực tế đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, một mặt là ghi nhận những khó khăn của doanh nghiệp, mặt khác phải đặt vấn đề là vì sao họ không vay được vốn hay không tiếp cận được lãi suất thấp.

“Đến nay Chính phủ đã họp, chúng tôi cũng đã trình bày và đã thống nhất một điều, không đặt ra việc tiếp cận với vốn hệ thống tín dụng như thế nào mà đặt ra khả năng hấp thụ vốn của họ như thế nào”, Thống đốc đặt vấn đề.

Theo ông, từ đầu năm 2012 đến nay, thanh khoản hệ thống cải thiện nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất thấp; các tổ chức tín dụng thừa tiền để đi mua trái phiếu Chính phủ, mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, trong khi nếu họ cho vay ra được thì họ đâu có chịu lãi suất thấp của trái phiếu, tín phiếu, mà thu được lãi suất cao hơn. Nhưng vấn đề là có tìm được những doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện cho vay hay không?

Thực tế thời gian qua và hiện nay lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận, nên có sự đa dạng. Điều này xuất phát từ cơ cấu nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, có tình hình tài chính khác nhau.

“Chúng ta thấy rằng, nếu doanh nghiệp nào mà gọi là doanh nghiệp tốt, đủ điều kiện để vay vốn theo các quy định hiện hành thì hoàn toàn có thể vay vốn được ở mức 14% - 16%. Nếu nhà báo nào có doanh nghiệp như vậy thì mang đến đây, với tư cách là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tôi xin khẳng định dự án đó sẽ được vay vốn”, Thống đốc nhấn mạnh tại buổi họp báo sáng 11/4.

Ông cũng nói một cách thẳng thắn rằng: “Chúng tôi xin khẳng định ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không phải là chỗ sản xuất ra tiền, tiền từ trên giời rơi xuống là không có, tiền này là tiền của nền kinh tế, là của nhân dân. Cho vay ra là phải có trách nhiệm bảo vệ tiền đó chứ không phải cái chỗ để cấp phát”.

Và nếu doanh nghiệp có tốt đi nữa nhưng không thuộc lĩnh vực khuyến khích cho vay thì cũng khó có được lãi suất thấp. Với nhóm nhu cầu này, dù tình hình tài chính tốt cũng phải theo tỷ trọng giới hạn và ngân hàng sẽ áp lãi suất cao. Ở đây, Thống đốc giải thích lãi suất cũng chính là công cụ để hạn chế vốn ở những lĩnh vực không khuyến khích, dành vốn cho các lĩnh vực ưu tiên.

“Cũng có một số doanh nghiệp đúng đối tượng khuyến khích như nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu nhưng tình hình tài chính vô cùng xấu thì tôi tự hỏi là làm gì có ngân hàng nào cho vay. Tôi, với tư cách là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nếu phát hiện ngân hàng nào đó cho vay thì sẽ cách chức ngay giám đốc, giám đốc đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì không tuân thủ các quy định cho vay”, Thống đốc Bình dẫn thêm một tình huống.

Ở một trường hợp khác, Thống đốc lưu ý, có một số doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện nên họ đi vay với mọi giá. Với những doanh nghiệp đó, bản thân các ngân hàng cần phải loại ra đầu tiên.

Và Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn ra một câu ngạn ngữ mà ông cho có thể gọi là “slogan” của hệ thống ngân hàng: “Chỉ cho vay tiền đối với những người không cần tiền bằng mọi giá”.

(Theo Vneconomy)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tín dụng ước giảm 1,96% trong quý 1/2012
  • Cẩn trọng việc nới lỏng chính sách tiền tệ
  • Tăng trưởng tín dụng âm sau nhiều năm: Vẫn chuyện lãi suất!
  • Rầm rộ các “chiêu” lách trần lãi suất
  • Lãi suất vẫn đang ưu tiên dòng vốn ngắn hạn
  • Vẫn không đồng ý bảo hiểm cho tiền gửi ngoại tệ
  • Hạ trần lãi suất: 'Bài thuốc' cũ, kỳ vọng mới
  • “Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!