Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD giảm điểm sau khi Biên bản FOMC được công bố

 1. USD giảm điểm sau khi Biên bản FOMC cho thấy các chính sách kích thích kinh tế sẽ tiếp tục được duy trì.

Đồng USD rớt điểm, chứng khoán khởi sắc và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng trở lại là những biến động trên thị trường sau khi FED công bố biên bản cuộc họp Ủy ban thị trường mở FOMC diễn ra vào ngày 15-16/12.

Biên bản cuộc họp cho thấy FED sẽ duy trì các biện pháp kích thích kinh tế trong quý 1, đặc biệt khi các biểu hiện yếu kém trên thị trường tín dụng và nhà đất tiếp tục xuất hiện. Điều này khiến suy đoán về khả năng FED sẽ rút các chương trình tăng cường thanh khoản và nâng lãi suất vào quý 2 năm 2010 tăng mạnh. Bên cạnh đó, hầu hết các dự đoán trong biên bản đều khá khả quan với việc dự đoán GDP quý 4 sẽ có sự cải thiện đáng kể và tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định trở lại. Biên bản chỉ bộc lộ sự lo ngại đối với tỷ lệ thất nghiệp cao trên thị trường lao động và sự suy thoái trên thị trường bất động sản.

Tuy nhiên những thông tin mới công bố hôm qua phần nào xóa tan những mối lo ngại trên. ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 84.000 việc làm trong tháng 12/2009 - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, từ mức 145.000 trong tháng 11/2009. Thêm vào đó, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 12/2009 đã tăng lên 50,1 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 50,5 điểm của giới phân tích, từ mức 48,7 điểm trong tháng 11. Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.

Sự lạc quan của thị trường tiếp thêm sức mạnh cho các kênh đầu tư hấp dẫn tăng giá như vàng, các đồng tiền lãi suất cao, chứng khoán… đồng thời khiến những tài sản an toàn như đồng USD tụt dốc. Các chuyên gia dự đoán, trong ngắn hạn ảnh hưởng từ biên bản của FED cũng như việc tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp sẽ khiến đồng bạc xanh bị giới đầu tư quốc tế xa lánh.

2. Vàng tái lập mốc 1,140 bởi nỗi lo lạm phát.

Ngày hôm qua vàng lại nổi sóng khi bạc xanh bị “chiếm sân” trên đường đua ngoại hối trong cơn giằng co của những chỉ số chứng khoán trên phố Wall. Mặc dù vượt hơn mức tăng trưởng (50) và vượt hơn mức 48.7 điểm của tháng 11 nhưng với kết quả 50.1, chỉ số ISM ngành dịch vụ vẫn làm cho giới đầu tư không được hài lòng. Tuy nhiên, nhờ báo cáo của ADP Employer Services cho biết, số lượng việc làm trong tháng 12/2009 bị giới chủ tư nhân cắt giảm chỉ còn 84,000 đơn vị và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008 giúp xoay dịu phần nào nỗi lo lắng của thị trường. Mặc dầu vậy, khi niềm tin về sự phục hồi của kinh tế được củng cố thì cũng là lúc nỗi ám ảnh về lạm phát tăng lên. Chính vì thế, một mặt tìm đến phố Wall để thực hiện những phương án kinh doanh đầy rủi ro nhưng cũng đầy sinh lợi thì thị trường cũng quay trở lại với vàng vừa để đầu tư vừa để chống lạm phát. Nhờ vậy, cho dù khởi động ở mức 1,118 USD/oz, sau một ngày đầy căng thẳng và giằng co với biên độ giao dịch rộng 1115 – 1140 USD/oz, vàng chốt phiên ở mức 1,138.50 USD/oz, tăng 1.83% so với giá mở cửa đầu ngày.

Trên thị trường dầu, giá loại vàng đen này cũng lập mốc mới khi tăng lên 83 USD/thùng bởi đồng USD yếu. Trong khi đó, tại thị trường vàng trong nước, giá vàng vẫn quẩn quanh mốc 26,950,000 đồng/lượng trong khi chờ tin tại đầu tàu. Sau khi thị trường hàng hóa NewYork mở cửa, giá vàng trong nước lập tức nhảy qua mốc 27 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sang ngày hôm nay.

Nhận định về thị trường hàng hóa trong những ngày gần đây, Brian Kelly, giám đốc điều hành tại Kanundrum Research – một công ty chuyên về nghiên cứu vĩ mô và thị trường hàng hóa cho rằng: “sự phục hồi của kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh hơn bởi vậy sẽ thúc đẩy nhu cầu về các loại hàng hóa quan trọng trong đó có vàng và dầu.” Thêm vào đó, Bill O'Neill – một chuyên gia tại Merrill Lynch Wealth Management cũng đưa ra quan điểm rằng rủi ro tín dụng, hàng hoá tăng mạnh và đôla mất giá sẽ đóng góp vào đà tăng của giá vàng lên tới 1,500 USD/oz trong năm tới. "Dù giá vàng có thể biến động trong ngắn hạn, tuy nhiên, trong dài hạn vàng vẫn đi lên và các nhà đầu tư có thể tận dụng bất cứ vùng giá thấp nào để tăng lượng nắm giữ vàng của mình."

Hôm nay, không nhiều thông tin quan trọng được công bố ngoài thông tin về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Dự báo số liệu này sẽ không ảnh hưởng lớn tới thị trường. Bởi vậy, mọi sự quan tâm đang tập trung vào kết quả của bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào ngày mai. Do đó, thị trường khó có khả năng thay đổi hay bứt phá mạnh trong ngày.

3. Thông tin tác động nhiều chiều – Đồng EUR giằng co giữa 2 xu hướng.

Một ngày khó khăn song cuối cùng đồng EUR đã có ngày tăng giá. Sự giằng co trong xu thế tăng – giảm của đồng EUR được lý giải là do sự tác động nghịch chiều của các thông tin kinh tế.

Trong khi thị trường lo ngại về sự bấp bênh tài chính của Hy Lạp, một thành viên trong cộng đồng Eurozone, làm hạn chế sự thu hút của đồng EUR thì làn gió lạc quan trong sự tăng trưởng ngành dịch vụ khu vực Eurozone đã củng cố và giúp đồng EUR lấy lại đà tăng giá. Theo tín hiệu phát đi từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu, có khả năng sẽ không có sự trợ giúp nào dành cho Hy Lạp từ phía ECB và các quốc gia Eurozone khác, khi ông Stark, thành viên ECB, nói rằng thị trường đang “tự lừa dối chính họ” khi nghĩ rằng các quốc gia Châu Âu sẽ chung tay trợ giúp kinh tế cho Hy Lạp ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại. Hy Lạp không quá quan trọng trong sự suy tồn của khu vực Châu Âu, song hiệu ứng domino, khi xảy ra khủng hoảng nợ tại bất cứ quốc gia nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến đồng tiền – hình ảnh tượng trưng cho sự phồn thịnh kinh tế - của quốc gia đó, mà ở đây là đồng Euro. Ngoài ra, đồng EUR cũng ít nhiều chịu áp lực từ các thông tin kinh tế không mấy lạc quan với chỉ số giá sản xuất tháng 12 công bố giảm tháng thứ 11 liên tiếp và số đơn đặt hàng công nghiệp mới cũng đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, nỗi lo lắng, tâm lý e dè đồng EUR đã được khắc phục sau khi tin về chỉ số giá sản xuất (PMI) ngành dịch vụ Eurozone tháng 12 đạt mức 54.2, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone, Đức cũng công bố con số khích lệ với chỉ số PMI – dịch vụ tăng từ 51.4 lên mức 52.7. Thông tin này, kết hợp với chỉ số PMI ngành chế tạo công bố hôm 05/1, hay là sự mở rộng hoạt động trong 2 ngành kinh tế quan trọng này, dẫn lối cho dự báo lạc quan của thị trường vào kết quả chỉ số niềm tin công nghiệp và niềm tin tiêu dùng tháng 12 sẽ công bố vào ngày hôm nay. Cùng các chỉ số niềm tin trong nền kinh tế, doanh số bán lẻ, số đơn đặt hàng các nhà máy Đức cũng sẽ công bố trong ngày hôm nay. Dự báo tỷ giá EUR/USD tăng trong ngày.

4. Triển vọng hồi phục kinh tế lạc quan và lo ngại xung quanh việc từ chức của bộ trưởng bộ tài chính Nhật đã khiến JPY “ lao đao”.

JPY suy yếu so với hầu hết các loại ngoại tệ khác khi các nhà đầu tư đã lựa chọn các đồng tiền có suất sinh lời cao dựa trên triển vọng lạc quan hồi phục kinh tế toàn cầu trong năm 2010. Đồng JPY được biết là công cụ an toàn đã giảm mất sự hấp dẫn vào những ngày đầu năm 2010 khi hầu hết các nhà đầu tư đều kỳ vọng kinh tế phục hồi trên qui mô toàn cầu- được thể hiện rõ nhất qua sự sôi động ở 2 thị trường hàng hóa lẫn thị trường chứng khoán. Mặt khác, sự suy yếu của loại tiền tệ này còn chịu ảnh hưởng từ lo ngại về khả năng Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Hirohia Fujii từ chức vì vấn đề sức khỏe. Ông Fujii là một thành phần quan trọng trong việc phác thảo các mục tiêu tài chính, ngân sách nhà nước đặc biệt là chính sách can tiệp thị trường ngoại hối, thêm nữa, việc thôi việc này sẽ gây “shock” Cho Đảng Dân Chủ vì Fujii là một trong những thành viên có kinh nghiệm nhất. Hơn nữa, việc Thủ Tướng Nhật đang “lăm le” ý định bổ nhiệm ông Naoto Kan để thay thế vị trí của Fujii càng khiến cho JPY thêm khó khăn. Sự thay thế của ông Kan có thể báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách đối với đồng JPY thể hiện qua quan điểm “ủng hộ đồng JPY yếu đến một mức độ nào đó”. Ngoài ra, Kan là người đề xuất gia tăng chi tiêu- đây chắc chắc sẽ là chủ đề nóng trong tương lai. Tất cả những yếu tố trên đã chấm dứt 2 ngày giảm giá liên tiếp của USD/JPY, kết thúc phiên hôm qua USD/JPY đã tăng 80 điểm so với đầu ngày, đóng cửa ở mức 92.35

Lịch công bố ở Nhật hầu như trống dữ liệu kinh tế trong tuần này, do vậy cặp đồng tiền USD/JPY sẽ chịu sự chi phối từ các thị trường khác.

(scb)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • EUR quay đầu bứt phá khi đồng bạch xanh gặp áp lực suy giảm
  • USD và Yên giảm xuống dựa trên các tín hiệu khả quan của nền kinh tế toàn cầu
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 07/1/2010
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 06/1/2010
  • EUR/USD tiếp cận vùng điề chỉnh
  • Đồng USD giao dịch gần mức thấp nhất trong 2 tuần so với đồng yên
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 05/1/2010
  • EUR đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!