Nếu như mọi việc thuận lợi, nhiều khả năng trong năm nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lên trên mức 2 tỷ USD, vượt khá xa so với kế hoạch 1 tỷ USD.
![]() Phân xưởng sản xuất thuỷ sản xuất khẩu của Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình An (Ảnh: Hoài Nam) |
Lô hàng đầu tiên của Bianfish Co. US đã chính thức ra thị trường, bắt đầu đưa thương hiệu Bianfish vào thị trường Francisco theo đúng kế hoạch đầu tư của Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình An tại Mỹ. Với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu USD, và sẽ tăng lên 30 triệu USD, trong giai đoạn từ nay đến năm 2012 cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với thương hiệu Bianfish, việc đặt chân lâu dài tại thị trường Mỹ đã bắt đầu.
Bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình An cho biết, kế tiếp sau khi thương hiệu thức ăn nhanh Bianfish được thực hiện thành công, Công ty sẽ tính tới việc đầu tư chế biến thức ăn tại chỗ từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam thay vì nhập khẩu toàn bộ từ Việt Nam như hiện tại vào sau năm 2012, thời điểm hàng thủy sản của Công ty có thể được áp dụng mức thuế suất 0% không phải xem xét lại.
Đây là một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài của năm 2009 đang được giải ngân đúng kế hoạch tại Mỹ - thị trường mới nổi, đứng thứ 3 trong danh sách 16 nước và vùng lãnh thổ các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư trong năm 2009, sau Lào và Campuchia. Điều đáng nói là, dự án này đã thực hiện được một trong những kế hoạch khó khăn nhất đối với doanh nghiệp, đó là đưa thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài.
Vào thời điểm hiện tại, có khá nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài đang chờ được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nếu như mọi việc thuận lợi, nhiều khả năng trong năm nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lên trên mức 2 tỷ USD, vượt khá xa so với kế hoạch 1 tỷ USD. Mức vốn giải ngân cũng có thể đạt 600 - 700 triệu USD, cao hơn mức 400 triệu USD kế hoạch của năm 2009.
Tất nhiên, con số này đang phụ thuộc phần lớn vào tiềm lực của các doanh nghiệp cũng như cơ hội đầu tư tại các địa bàn. Song, tiến độ giải ngân của nhiều dự án khá tốt vào thời điểm này cho thấy, những cải thiện đáng kể trong thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là cơ chế chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, vốn là rào cản lâu nay với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Tuy vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Nguyễn Thị Diệu Hiền cũng cho rằng, thủ tục về chuyển tiền ra nước ngoài vẫn khá phức tạp. Hơn thế, các thủ tục, giấy tờ về tiến độ đầu tư ở nước ngoài của doanh nghiệp cũng được phía nước nhận đầu tư kiểm soát chặt chẽ. "Nên sau khi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ về tiến độ giải ngân dự án tại nước ngoài, đề nghị thủ tục chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài cần được các cơ quan của Việt Nam xem xét kịp thời để doanh nghiệp triển khai dự án đúng kế hoạch, đảm bảo tuân thủ luật pháp của nước sở tại", bà Hiền đề nghị.
Sự biến động của thị trường thế giới vào thời điểm này vẫn tiếp tục làm khó cho các nhà đầu tư khi tính toán chi phí và lợi ích của các dự án đầu tư. Đặc biệt, suy thoái kinh tế đã khiến nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách đầu tư, có thể gây khó khăn hơn cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại bản địa.
Ngay tại địa bàn khá thuận lợi với doanh nghiệp Việt Nam, là Lào, thì cũng đang có những thay đổi nhất định trong chính sách đầu tư, đặc biệt là việc han chế cho thuê đất, thay vào đó là hợp tác liên doanh... khiến không ít kế hoạch đầu tư phải tính toán lại. Chính vì vậy, bất cứ sự chậm trễ nào trong thủ tục hành chính cũng sẽ làm khó hơn cho doanh nghiệp.
Có một thực tế là việc hỗ trợ, giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài đang không dễ dàng. Một trong những lý do là cơ chế cụ thể về báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài cũng như cơ chế kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện vẫn đang để trống. Hệ luỵ là sự phối hợp không tốt trong quản lý, hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Trở lại trường hợp của Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình An, các kế hoạch đầu tư xa hơn đã được doanh nghiệp xây dựng và đang từng chủ động bước triển khai. Tuy nhiên, sẽ không đơn giản để đưa thương hiệu Việt Nam trụ vững nếu như thiếu sự hậu thuẫn nhất định từ trong nước. ở đây, vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao cũng đang được đề nghị đẩy mạnh hơn trong mối liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com