Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng chất cho dòng vốn FDI

Từ kết cục buồn của Công ty TNHH liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, có thể thấy, các dự án chậm tiến độ, không thực hiện theo quy định của giấy chứng nhận đầu tư đều có nguy cơ bị rút giấy phép.



Quang cảnh ngày khởi công của Dự án có mức đầu tư lớn nhất trong ngành khai thác khoáng sản (Ảnh: Trọng Minh).

Sau 5 năm kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư vào ngày 3/2/2004, Dự án khai thác khoáng sản quy mô 147 triệu USD, của Công ty TNHH liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Núi Pháo-VICA) đã có một kết cục buồn. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên rút giấy phép dự án này và giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Những chậm trễ liên tục trong triển khai dự án cộng với những tác động tiêu cực của cơn bão tài chính toàn cầu đã phá vỡ các nỗ lực của cả UBND tỉnh Thái Nguyên và các nhà đầu tư trong suốt thời gian qua. Mới đây nhất, sau khi tuyên bố có thể nâng tổng vốn đầu tư lên tới 450 triệu USD, thì vào hồi tháng 10/2008, thời điểm đáng ra dự án phải đã vào hoạt động được hơn 1 năm, Công ty Núi Pháo-VICA đã phải có văn bản gửi UBDN tỉnh Thái Nguyên đề nghị cho phép kéo dài dự án thêm 2 năm, có nghĩa là phải tới 2011-2012 mới hoàn thành, với những khó khăn về tài chính của nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cho biết, từ thời điểm đó đến nay, dự án gần như án binh bất động. Cũng phải nói thêm là, trong số các nhà đầu tư của Núi Pháo-VICA, thì chỉ có Công ty Tiberon Singapore (chiếm 70% vốn góp) hoàn thành việc góp vốn, Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thái Nguyên (15% vốn góp), Công ty Xuất nhập khẩu Thái Nguyên (15% vốn góp) cho tới thời điểm này vẫn chưa góp đủ vốn theo quy định. Các kế hoạch thu xếp vốn qua nhiều ngân hàng châu Âu của Công ty liên doanh bị phá sản do khủng hoảng tài chính toàn cầu. 

Tổng kết lại, sau 5 năm, Núi Pháo-VICA đã đầu tư khoảng 122 triệu USD, tiến hành tái định cư cho 400 trong tổng số gần 800 hộ dân phải di dời theo kế hoạch ban đầu, và tới trên 2.600 hộ dân bị ảnh hưởng do những thay đổi trong phương án khai thác của nhà đầu tư. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên cho rằng, đây cũng là nỗ lực lớn của nhà đầu tư trong thời gian thực hiện dự án. 

Song, sự chậm trễ khó cải thiện đã buộc UBND tỉnh phải đề nghị rút giấy phép khai thác khoảng sản của Công ty TNHH liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, và sau đó sẽ rút giấy chứng nhận đầu tư sau khi các thủ tục thanh lý dự án được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. “Những chi phí nhà đầu tư thực tế đã bỏ ra sẽ được ban thanh lý thẩm tra, xem xét và xử lý theo quy định”, vị đại diện này cho biết.

Có thể thấy, việc một dự án từng được đánh giá là lớn nhất trong lĩnh vực khai khoáng buộc phải chấm dứt do chậm trễ là động thái quyết liệt mang tính cảnh báo từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án khác đang trong tình trạng chậm tiến độ, nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án. Ngay trong các giải pháp thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2009, Thủ tướng cũng đã yêu cầu UBND các tỉnh tiến hành thu hồi đất và giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất được giao để chuyển cho các dự án khác.

Phải nói rằng, đa phần các dự án chậm trễ là các dự án quy mô lớn, có diện tích sử dụng đất lớn trong khi năng lực tài chính của nhà đầu tư hạn chế. Trong khảo sát mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình triển khai các dự án đầu tư nước ngoài cho thấy, những đặc điểm này cộng thêm sự khó khăn của thị trường tài chính tiền tệ thế giới đã khiến kế hoạch huy động vốn để triển khai dự án của không ít nhà đầu tư bị đình trệ. Đây cũng là yếu tố lớn cản trở việc chuyển vốn đầu tư nước ngoài từ danh mục đăng ký sang thực hiện của nhiều dự án quy lớn.

Tuy nhiên, trong khá nhiều các dự án chậm tiến độ, trách nhiệm từ phía UBND địa phương cũng không nhỏ, nhất là trong thực hiện cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư. Với sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, đặc biệt là áp lực lớn về chi ngân sách cho hoạt động này ở nhiều địa phương, đã có lo ngại về khả năng xuất hiện thêm nhiều dự án chậm trễ mới. Cũng phải thấy rằng, trong các trường hợp này, sẽ rất khó thúc đẩy nhà đầu tư thực hiện đúng theo cam kết về tiến độ. Ở đây, áp lực tăng chất cho dòng vốn đầu tư đang đè nặng lên vai các cấp chính quyền địa phương.

 

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Chuyển động trái chiều trong thu hút FDI
  • 8 tháng, giải ngân vốn FDI đạt hơn 72% kế hoạch năm
  • 5,62 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2009
  • Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Lào Cai đến năm 2020
  • Giải ngân vốn FDI 8 tháng đầu năm đạt hơn 72% kế hoạch năm
  • Lào Cai vào tầm ngắm của các nhà đầu tư
  • Kết nối cơ hội đầu tư
  • Cơ hội đa dạng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!