Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN kém mặn mà đầu tư vào dệt, nhuộm

Ít có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, dù đây là lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng cao và có nhiều chính sách ưu đãi.
 
Tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực dệt, nhuộm là mục tiêu lớn của ngành dệt may. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã xây dựng gần 20 dự án đầu tư trọng điểm, để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn xây dựng nhà máy dệt, nhuộm tại Việt Nam, nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.

Tuy nhiên, sau nhiều năm kêu gọi đầu tư, việc tìm kiếm các đối tác để cùng với ngành dệt may đầu tư các dự án dệt, nhuộm không đạt kết quả như kỳ vọng. Có ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng cao này, dù có khá nhiều chính sách ưu đãi đã được ban hành.

Theo tính toán, doanh nghiệp may mặc chỉ cần khoảng 300.000-500.000 USD là có thể đầu tư một nhà xưởng và chỉ cần nhận hợp đồng gia công cũng có thể thu về bình quân 1 USD/sản phẩm. Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm đòi hỏi số vốn rất lớn. Suất đầu tư vào một nhà máy sản xuất sợi ít nhất cũng khoảng 15-20 triệu USD, lại mất nhiều thời gian để đào tạo tay nghề công nhân, chi phí đầu tư máy móc, thiết bị tốn kém...

Trong bối cảnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm gặp nhiều khó khăn, ngành dệt may cũng như từng địa phương đều có chính sách ưu đãi nhất định để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thu hút đầu tư bằng mọi giá, mà bỏ qua những quy định cần thiết trong cấp phép đầu tư, nhất là với các dự án nhuộm thường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu khu công nghiệp chưa xây dựng hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn.

Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), chủ trương đầu tư đẩy mạnh sản xuất nguyên phụ liệu của ngành dệt may đang gặp rất nhiều trở ngại, do các địa phương không dành quỹ đất cho dệt may, hoặc yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải rất tốn kém. Hơn nữa, khi đặt vấn đề đầu tư nhà máy dệt, nhuộm, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng yêu cầu các khu công nghiệp phải có sẵn hệ thống xử lý nước thải chung cho các doanh nghiệp.

Ông Ân cho rằng, đây là yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp, song lại quá khó với các địa phương và ngành dệt may, bởi nhiều khu công nghiệp hiện chưa được trang bị hệ thống xử lý nước thải đồng bộ. Ngành dệt may đang khẩn thiết đề nghị các địa phương hỗ trợ ngành và Vinatex trong việc quy hoạch đất đầu tư khu công nghiệp dệt may, hệ thống xử lý nước thải, để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, đảm bảo nguồn lực để thực hiện chương trình 1 tỷ mét vải, đồng thời từng bước giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong ngành.

(Theo Thế Hải // Báo đầu tư)

  • Trà Vinh: Đầu tư hơn 1.403 tỉ đồng xây dựng cơ bản
  • Kim Sơn: Tổng vốn đầu tư XDCB quý I ước đạt 206.520 triệu đồng
  • Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư vào VSIP Thủy Nguyên
  • Danh sách các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Bình Dương
  • Hướng dẫn thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài
  • 500 triệu USD xây đô thị du lịch Sen Việt tại Quảng Ninh
  • Italia tăng cường đầu tư vào VN
  • Khơi vốn đầu tư từ Singapore
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!