Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp EU tiếp tục quan tâm thị trường điện

Các nhà đầu tư EU tiếp tục quan tâm nhiều đến lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam - Ảnh: TL
 

Các dự án đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) vào ngành điện là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong cuộc tọa đàm giữa Bộ Công Thương với các doanh nghiệp châu Âu (EU) tại Hà Nội, hôm 27-4.

Một vấn đề khác mà các doanh nghiệp EU quan tâm là và tiến độ dự án điện có bị ảnh hưởng bởi các biện pháp ngăn chặn đà suy giảm kinh tế đang được Chính phủ Việt Nam thực hiện hay không.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Siemens tại Việt Nam, ông Erdal Elver cùng một số đại diện hơn 30 doanh nghiệp tham dự cuộc tọa đàm với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã bày tỏ sự quan tâm tới hình thức đầu tư BOT vào các dự án năng lượng ở Việt Nam cũng như quá trình cải thiện cách thức đấu thầu để các dự án nhanh chóng được triển khai.

Ông nêu ra ví dụ dự án BOT nhiệt điện Nghi Sơn 2 đang bước vào các công đoạn chấm thầu cuối cùng, có nhiều cải tiến trong cách thức đấu thầu đã khiến các nhà đầu tư thấy rõ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tự do hóa thị trường phát điện cạnh tranh.

Các doanh nghiệp EU cũng đề nghị Bộ Công Thươnng cung cấp danh mục dự án năng lượng đang gọi vốn đầu tư nước ngoài để các bên cùng xem xét, lựa chọn. Một đại diện nhà thầu trong dự án Nghi Sơn 2 cũng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng xung quanh vấn đề các biện pháp chống suy giảm kinh tế có làm lùi tiến độ thực hiện các dự án điện hay không.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Tình hình thiếu điện hiện nay càng khiến Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án điện và mở cửa cho các nhà đầu tư”. Ông Hoàng cho biết, tổng công suất thiết kế năm 2008 của ngành điện là 15.000MW. Năm 2009, dự kiến sẽ có thêm các nhà máy mới với công suất 18.500 MW đi vào hoạt động. Việc đẩy nhanh nguồn cung nhằm mục đích đến năm 2010, 2011 tình hình mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ điện ở Việt Nam được cải thiện.

Ông Hoàng cũng thông báo với các nhà đầu tư về việc Chính phủ Việt Nam đang sửa chữa một số điểm trong Luật Xây dựng cơ bản và những điểm sửa đổi này có liên quan trực tiếp đến Luật Đấu thầu, sẽ được trình Quốc hội cuối tháng 5, nhằm mang lại những thay đổi đáng kể, giúp cho các nhà thầu có điều kiện tiếp cận dự án nhanh hơn và khả thi hơn.

Việt Nam ít có kinh nghiệm trong việc đàm phán các dự án BOT trong ngành điện, nên các cải tiến trong thủ tục đấu thầu, chấm thầu đang được thực hiện ở dự án Nghi Sơn 2 cũng được xem như bước mở đường cho việc đàm phán các dự án BOT ngày một nhiều hơn trong thời gian tới, ông Hoàng nói.

Trước các câu hỏi của nhà đầu tư nước ngoài về việc mở cửa thị trường phân phối khí gas và các sản phẩm xăng dầu, ông Vũ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước của Bộ Công Thương trả lời rằng Việt Nam hiện chưa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này vì đây là các mặt hàng nhạy cảm, cần sự ổn định của Nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Bộ trưởng Hoàng hy vọng rằng các cuộc đàm phán về các lĩnh vực đầu tư mà doanh nghiệp EU quan tâm, không chỉ trong ngành năng lượng, sẽ tiếp tục được diễn ra trong thời gian tới, vì Việt Nam rất cần sự xuất hiện của các nhà đầu tư EU - vốn có kinh nghiệm quản lý, mức độ gia nhập thị trường lớn và tính chuyên nghiệp cao.

Hiện tại, EU đứng đầu danh sách các khu vực và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam, với 769 dự án và tổng số vốn đăng ký lên đến gần 11,82 tỉ đô la Mỹ, trong đó có khoảng 7 tỉ đô la Mỹ vốn thực hiện.

Đầu tư của EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp như dầu khí, điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng… Doanh thu hàng năm từ các dự án đầu tư của doanh nghiệp này tại Việt Nam khoảng 2,3 tỉ đô La Mỹ. Việt Nam hiện là nước xuất siêu sang EU với trị giá kim ngạch xuất khẩu 50,4 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu từ châu Âu 26,1 tỉ đô la Mỹ trong 9 năm qua.

(Theo Ngọc Lan - Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Quý I/2009, thu hút hơn 6 tỷ USD vốn FDI
  • Đầu tư tại Bình dương: 4 kiến nghị của DN Nhật Bản
  • Hàn Quốc dẫn đầu số lượng nhà đầu tư vào TPHCM
  • 4 kiến nghị của Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương
  • Quảng Ngãi kêu gọi đầu tư vào Sa Huỳnh
  • 5 lĩnh vực trọng tâm, tập trung đầu tư
  • 6 nhóm giải pháp cấp bách trọng yếu kích cầu đầu tư nước ngoài
  • Sẽ tổ chức Diễn đàn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tại New York
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!