Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dọn đường mở rộng đầu tư vào Lào

Thống kê của cơ quan Tham tán Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Lào cho thấy, Việt Nam hiện xếp thứ 3 trong số 38 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Lào (tính tới tháng 5/2010), gồm 216 dự án đã được cấp phép, với tổng vốn đăng ký 2,413 tỷ USD.
 
Số lượng dự án và vốn đầu tư đến từ Việt Nam đã tăng nhanh trong vài năm gần đây. Đặc biệt, trong hai năm 2008 và 2009, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Lào (cả về số dự án và số vốn cam kết đầu tư). Hiện 16/17 tỉnh của Lào đã có nhà đầu tư Việt Nam triển khai dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, nông - lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Tuy vậy, bên cạnh những dự án đang triển khai khá tốt, như thủy điện Sekaman 3, thủy điện Nậm Sam, thủy điện Nậm Ngừng 4 hay trồng cao su với hàng vạn héc-ta ở khu vực Nam Lào…, không ít nhà đầu tư đến từ Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, như thiếu thông tin, thiếu nhân lực để triển khai dự án, hay việc phải cần nhiều thời gian để giải quyết các thủ tục.

Ông Bùi Trọng Đáng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Vinacomin Lào (đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, đang triển khai 3 dự án mỏ tại Xiêng Khoảng, Savanakhet, Luông Nậm Thà) cho hay, để triển khai các dự án khai thác mỏ, DN đã đề nghị các cơ quan chức năng của Lào quan tâm tới giải phóng mặt bằng, cấp điện, nước và đặc biệt là đáp ứng nguồn nhân lực.

Theo tính toán, nhân lực sử dụng trong dự án khai thác quặng sắt, nhà máy phôi thép tại Xiêng Khoảng cần 2.000 lao động; dự án muối tại Savanakhet cần 2.000 người. Tuy nhiên, để có được nhân sự ngay tại chỗ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư là không đơn giản.

Ngoài khó khăn về nhân lực, những khó khăn chính mà DN Việt Nam đầu tư vào Lào còn phải đối mặt gồm: thiếu thông tin, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài không rõ ràng, mất nhiều thời gian; cấp phép đầu tư còn chậm, các thủ tục xuất nhập cảnh vật tư cho các dự án vẫn còn khó khăn; thời gian cấp hợp đồng thuê đất số lượng lớn kéo dài; điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện (khu vực Bắc Lào)...

Tuy vậy, việc chậm triển khai dự án mà trách nhiệm từ phía nhà đầu tư cũng là một thực tế cần nhắc tới. Ông Hoàng Cung Thọ Nhân, Chủ tịch Hội DN Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào cho hay, việc đầu tư của các DN Việt Nam lớn, có tiềm lực tài chính diễn ra với tiến độ nhanh, trong khi ở nhiều DN khác có phần chậm hơn. Điều này khiến đầu tư của Việt Nam sang Lào những năm gần đây rất sôi động ở nhiều lĩnh vực, với nhiều dự án đa dạng, nhưng kết quả thu được lại chưa như mong đợi. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế năm 2008, chuyển đổi mô hình kinh tế từ DN nhà nước sang công ty TNHH một thành viên cũng khiến tiến độ triển khai một số dự án đầu tư tại Lào bị chậm lại.

Những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng tới kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước. Tính đến hết tháng 6/2010, kim ngạch buôn bán giữa hai bên mới đạt hơn 212 triệu USD, trong khi mục tiêu đặt ra cho cả năm là 1 tỷ USD. “Phải có bước đột phá về chính sách, thì mới có thể thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang Lào” là nhận xét của nhiều DN Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Thậm chí, một số đơn vị cho rằng, DN Việt Nam đã bỏ lỡ không ít cơ hội để gia tăng sự có mặt của mình tại Lào trong lĩnh vực thương mại.

Ông Dương Đình Bảng, đại diện Tập đoàn tư nhân Việt Phương cho biết, cả Viêng Chăn không có một chợ nào giới thiệu hàng Việt Nam, trong khi ở một số nước khác (Trung Quốc), có tới 2 chợ... “Từng có những vị trí đẹp ở thành phố lớn đã được dành cho DN Việt Nam làm trung tâm thương mại, tuy nhiên, đã 2 - 3 năm trôi qua, mà DN Việt Nam vẫn chưa triển khai được dự án, khiến hàng Việt Nam chưa có nhiều cơ hội đến với người dân Lào. Đó là chưa kể, hàng Việt Nam chưa tự tin cạnh tranh với hàng Thái Lan và hàng Trung Quốc; hay tâm lý cho rằng, thị trường Lào không lớn, nên không dốc sức để phát triển, thâm nhập”, ông Bảng phân tích.

(Theo T.Hương // Báo đầu tư)

  • Sản xuất Ethanol “hút” vốn FDI
  • Dự án Khu dịch vụ du lịch tổng hợp và ẩm thực tập trung:“Trái tim Đồ Sơn”
  • Sẽ điều tiết lợi nhuận của nhà đầu tư
  • Tiếp tục thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào viễn thông
  • Làn sóng đầu tư chung cư mini
  • Việt Nam dành hơn 739.000 tỷ đồng cho đầu tư công
  • Đầu tư Nhật Bản vào VN 2010 đã đạt 1,5 tỉ USD
  • Nhà đầu tư Việt Nam được giới BĐS Anh quốc đánh giá cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!