Theo nghiên cứu mới đây của Colliers International (chuyên về các dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới): các khu công nghiệp (KCN) ở Vĩnh Phúc và Bắc Ninh đang có tỷ lệ lấp đầy cao nhất, tuy vậy Hà Nội vẫn là địa điểm được tìm kiếm nhiều nhất đối với các nhà đầu tư.
Trước khi mở rộng địa giới Thủ đô, các KCN tại Hà Nội luôn trong tình trạng lấp đầy toàn bộ, tuy vậy sau khi sáp nhập, tình thế đã thay đổi do có nhiều diện tích từ tỉnh Hà Tây cũ và các KCN mới.
Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn cả nước, các KCN, khu chế xuất (KCX) đã thu hút được hơn 8500 dự án đầu tư với trên 70 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó trên 50 tỷ USD là vốn đầu tư nước ngoài. Con số này chiếm gần 36% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và 73% của tổng số FDI trong sản xuất. Do vậy, có thể nói các KCN là một trong những điểm đến trọng yếu đối với FDI tại Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 9/2010, có 254 KCN và KCX, trong đó 171 khu đã đi vào hoạt động, có mặt tại 57 trong tổng số 66 tỉnh thành của Việt Nam. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tạo ra bởi các KCN và KCX ước tính khoảng 20-25 tỷ USD, trong khi tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2010 đạt mức 101 tỷ USD.
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội.
Các KCN và KCX có các chính sách ưu đãi và cơ sở hạ tầng có chất lượng từ lâu đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005, đã có 1377 dự án trong KCN và KCX với tổng vốn đầu tư đạt 8,08 tỷ USD, so với chỉ 155 dự án và 1,55 tỷ USD vốn trong các năm 1996-2000. 5 năm tiếp theo, từ 2006-2010 cho thấy mức tăng ấn tượng trong cả số lượng các dự án FDI mới, 2.309 dự án và tổng vốn đầu tư 42 tỷ USD.
Cho tới tháng 9/2010, đã có 3841 dự án FDI và 4617 dự án đầu tư trong nước đã được thực hiện tại các KCN và KCX Việt Nam với hơn 17 tỷ USD và 130 nghìn tỷ đồng vốn giải ngân, chiếm tới 33% và 43% tổng vốn đăng ký tương ứng. Các số liệu trên đây thể hiện rõ sức sống mạnh mẽ của lĩnh vực này theo thời gian.
Xét về nguồn gốc của các nhà đầu tư tại KCN, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước, vùng lãnh thổ có lượng vốn đầu tư lớn nhất tại các KCN của Việt Nam. Các nước và vùng lãnh thổ này thậm chí còn tự mở một số KCN chỉ chấp nhận các nhà đầu tư đến từ chính nước đó, hoặc một lĩnh vực cụ thể riêng biệt. Trong số các yếu tố khác, khoảng cách địa lý và chi phí lao động thấp cũng giải thích tại sao các nước này đã tích cực tham gia hoạt động tại Việt Nam.
Suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2007-2009 dường như không làm ảnh hưởng đến giá thuê tại các KCN ở các tỉnh phía Bắc. Giá thuê trung bình năm 2010 đã tăng lên đến 58USD/m2/thời hạn hoạt động còn lại, so với 41,3USD/m2 trong năm 2008. Lạm phát tăng, chi phí vật liệu xây dựng tăng, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy trong các KCN/KCX trung bình lại giảm vừa phải, từ 69% xuống 54% trong cùng kỳ.
Các KCN hoạt động tốt nhất tiếp tục thực hiện giá thuê cao, trong khi nguồn cung mới đến từ các giai đoạn tiếp theo vẫn đang xuất hiện, điều này phản ánh niềm tin của nhà đầu tư đối với tăng trưởng công nghiệp ngắn và trung hạn. Trên thực tế, sự chú ý đã chuyển dịch sang các khách thuê trong nước với khả năng tích cực thúc đẩy cơ sở sản xuất, hơn là chỉ tập trung vào các nhà đầu tư nước ngoài bởi những khách thuê này nhạy cảm hơn đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục là trung tâm thu hút các nhà đầu tư, cùng với Thái Nguyên và Hưng Yên đang trở nên ngày càng hấp dẫn do có vị trí chiến lược gần với cả cảng biển, sân bay và biên giới với Trung Quốc, cơ sở hạ tầng tốt và nền kinh tế mạnh.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã xác định việc phát triển các KCN là động lực chính của tăng trưởng công nghiệp và đưa ra nhiều ưu đãi đáng kể dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Các công ty này hưởng lợi từ chính sách thuế ưu đãi, thủ tục đầu tư đơn giản, hỗ trợ trong việc cung cấp lao động và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, theo phản ảnh của các nhà đầu tư, các chính sách hiện hành vẫn phát sinh những vấn đề nhất định. Đáng chú ý, việc thiếu nguồn lao động có tay nghề, lương tăng, các vấn đề với việc phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, cảng biển kém phát triển và sự phức tạp của khuôn khổ pháp lý và thuế hiện tại là những tác nhân khiến nhà đầu tư phải cẩn thận xem xét vị trí nào phù hợp nhất tại Việt Nam dành cho loại hình kinh doanh của họ.
Ghi nhận của Colliers International cũng cho biết, khách thuê và nhà đầu tư thường thỏa thuận diện tích thuê thông qua quyền sử dụng đất cho thời hạn hoạt động còn lại của KCN, trên đó cơ sở của nhà đầu tư được xây dựng với vốn tự có. Những quyền sử dụng đất này có giá dao động vào khoảng 20-200USD/m2 cho khoảng thời gian bằng với thời hạn hoạt động còn lại của KCN. Theo luật, thời hạn ban đầu luôn là 50 năm, nhưng thông thường thời hạn thực bị giảm bởi một khoảng thời gian giải phóng mặt bằng và san lấp nền.
“Những năm tới sẽ là một thời kỳ vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi dự đoán rằng giá thuê đất sẽ tiếp tục tăng cao, trong mối tương quan chặt chẽ với nhu cầu và lạm phát. Tỷ lệ lấp đầy sẽ tăng ở mức vừa phải, thúc đẩy bởi sự hồi phục của ngành sản xuất công nghiệp. Nhiều địa điểm mới vẫn chưa đủ sức cạnh tranh so với những khu vực hiện đang thu hút nhiều chú ý nhất nhờ có những lợi thế lớn về vị trí, cơ sở hạ tầng và kinh tế” – các chuyên gia về phát triển kinh doanh, nghiên cứu thị trường và định giá của Colliers International nhận xét.
Đầu năm nay, sau khi lên tiếng muốn đầu tư vào Việt Nam, đại gia dầu khí Mỹ-Tập đoàn Exxon Mobil lập tức tiến hành khảo sát, lên kế hoạch xây dựng dự án điện khí 20 tỷ USD tại Quảng Ngãi và Quảng Nam.
Trong 4 tháng đầu năm nay, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài đã đổ dồn vào VN với số vốn đăng ký đạt 8,2 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có rất nhiều dự án tỉ USD.
TPHCM đang nghiên cứu xây dựng 8 tuyến xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) với tổng chiều dài 126 km chạy dọc theo các trục đường chính từ chợ Bến Thành đi các quận, huyện.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các tỉnh, thành phố không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án xây dựng bệnh viện khởi công mới, các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư và không có khả năng thực hiện trong năm 2011.
Ngày 5/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa cho biết, phần lớn trong tổng số 30 dự án đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đều đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Tính đến nay, tổng số dự án được cấp mới giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư có vốn đầu tư của Việt kiều (còn hiệu lực) tại Thành phố Hồ Chí Minh là 122 dự án, với tổng vốn đầu tư cấp mới hơn 260 triệu USD, trong đó, vốn góp của Việt kiều là hơn 153 triệu USD.
Đến nay, các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội đã thu hút được 529 dự án, trong đó có 249 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 3,61 tỷ USD và 280 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 12.358 tỷ đồng. Song, do tiến độ triển khai quy hoạch, mở rộng các KCN chậm, khiến việc thu hút dự án đầu tư, nhất là những dự án quy mô lớn, còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng...
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại các nguồn vốn đầu tư trong năm 2011 với tổng số vốn 96.888,3 tỷ đồng, bằng 10% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011.
Mới đây, một quỹ đầu tư Mỹ đã bỏ ra cả trăm triệu USD để mua lại 10% vốn của một tập đoàn sản xuất thực phẩm Việt Nam. Đây là một quyết định có thể bị cho là táo bạo, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang gặp các khó khăn kinh tế dai dẳng. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, sự kiện đó cho thấy là giới đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào tương lai phát triển của thị trường Việt Nam.
Đó được coi là một động lực cho sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề cập tại Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.