Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu tiên vốn ODA cho các dự án nông nghiệp, hạ tầng

Rút kinh nghiệm từ vụ án cải thiện môi trường nước và Đại lộ Đông Tây do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (đã khởi tố bị can Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên giám đốc dự án); mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành "Quy định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của TP Hồ Chí Minh".

Theo đó, các chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố bao gồm: Các chương trình, dự án ODA do UBND thành phố là cơ quan chủ quản; các chương trình, dự án ODA thành phần thuộc các chương trình, dự án ODA của các bộ, ngành trung ương do UBND thành phố là cơ quan chủ quản. Vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp và nông thôn (nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xóa đói, giảm nghèo; xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển…); bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

Sau khi văn kiện chương trình, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm chỉ đạo ban quản lý dự án phối hợp với nhà tài trợ rà soát, cập nhật, điều chỉnh kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án ODA trình UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt. Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày kế hoạch tổng thể được UBND thành phố phê duyệt, văn phòng HĐND và UBND thành phố có trách nhiệm gửi quyết định phê duyệt (bản gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và nhà tài trợ để làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA.

 Trên cơ sở kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được UBND thành phố phê duyệt, chủ dự án phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, dự án năm đầu tiên và từng năm tiếp theo. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối phối hợp các ngành, các cấp thực hiện việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra hoạt động của các chương trình, dự án ODA. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối và bố trí vốn đối ứng từ nguồn ngân sách thực hiện dự án định kỳ theo kế hoạch hằng năm, kế hoạch đột xuất sử dụng vốn; kiểm tra giám sát việc sử dụng và quyết toán dự án ODA… Đây là khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài một cách chặt chẽ và hiệu quả. Và đây cũng là một biện pháp lấy lại niềm tin của các đối tác các nước đã và đang đầu tư vào Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng.

(Theo báo Hà nội mới )

  • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chững lại
  • Minh bạch trong đấu thầu
  • Có thể mở cửa sớm một số lĩnh vực dịch vụ để thu hút FDI
  • Cần Thơ cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ?
  • Dù khó khăn nhưng đầu tư tại Việt Nam vẫn lãi
  • Tháng 1, thu hút vốn FDI đạt hơn 200 triệu USD
  • TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục thu hút vốn FDI vào các dự án trọng điểm
  • Đồng Nai cần thu hút đầu tư các dự án công nghệ tiên tiến
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!