Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Tài chính bác tin đồn về hệ số tín nhiệm của VN

Bộ Tài chính ngày 15/1 cho biết qua công tác quản lý, giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán cơ quan này thấy có một số tin đồn không chuẩn xác liên quan đến hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, vừa qua xuất hiện một số đánh giá không chính xác về chỉ số tín nhiệm của Việt Nam. Ảnh minh họa
Theo Bộ Tài chính, trong những năm qua Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế như Moody’s, Standard&Poor’s (S&P) và Fitch Ratings để đánh giá hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

Trong năm 2007-2008, Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam là Ba3 với mức triển vọng là “ổn định”. Trong cuối năm 2008, do tình trạng khủng hoảng và suy giảm kinh tế chung của kinh tế toàn cầu, nên nhiều quốc gia đã bị đánh tụt hạng tín nhiệm.

Vì thế, hệ số tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2009 là Ba3. Vừa qua Moody’s đã cập nhật về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và vẫn giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm là Ba3.

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng năm 2009 Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng tốt, GDP đạt 5,32%, lạm phát kiềm chế ở mức 6,5%. Đây là những yếu tố tích cực để Moody’s vẫn duy trì mức hệ số tín nhiệm của Việt Nam là Ba3 (như năm 2009).

“Mức hệ số tín nhiệm này của Việt Nam là cao hơn một bậc so với một số quốc gia trong khu vực như Philippines có mức hệ số tín nhiệm là Ba3/BB; Indonesia là Ba2/BB-”- Bộ Tài chính khẳng định.

Hệ số tín nhiệm (Credit rating) - là hệ số đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của một tổ chức đối với các khoản tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của các công cụ nợ mà nó phát hành.

Công cụ nợ bao gồm cả công cụ ngắn hạn như hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Tổ chức phát hành có thể là chính phủ cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, hay các công ty.

Đối với các công ty, tổ chức: Kết quả xếp hạng hệ số tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu, nhất là khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài, cũng như việc xác định lãi suất trái phiếu (hệ số tín nhiệm càng cao thì lãi trái phiếu càng thấp và ngược lại). Thiếu sự xác định hệ số tín nhiệm, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty chưa thể phát triển được.

(Báo Tiền Phong)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!