Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nóng dần

 
Tư vấn dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. (Ảnh: dai-ichi-life.com.vn)

Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục được coi là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng, song để chiếm được thị phần, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khá gay gắt cùng với những thách thức kỹ thuật.

Cạnh tranh gay gắt

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam rất hấp dẫn bởi toàn bộ thị trường nông nghiệp, nông thôn, thị trường nhà ở cá nhân, tài sản cá nhân và nhà nước chưa được khai thác hết.

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam, nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao. Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm đang được "tăng dây cót" cho việc cạnh tranh giành thị phần thông qua việc liên tiếp tung ra hàng loạt các sản phẩm bảo hiểm với nhiều tính năng tiện ích mới.

Mới đây nhất, bảo hiểm Prudential Việt Nam vừa giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ “3 trong 1” dành cho những khách hàng đã có gia đình; sản phẩm này cho phép một hợp đồng của một thành viên trong gia đình có giá trị bảo hiểm cho cả gia đình 3 người.

Great Eastern Việt Nam cũng không trễ, tung ra hai sản phẩm là Đại an trường khang và Đại an định kỳ hàng năm có kèm theo ba sản phẩm bổ trợ. AIA Việt Nam cũng vừa cho ra mắt một loạt sản phẩm bảo hiểm tập trung chủ yếu tới sức khỏe. Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ (BVNT) cũng đang có kế hoạch đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới.

“Sáu tháng đầu năm, tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ là 15%, nhân thọ trên 8%, như vậy so với các ngành khác, doanh nghiệp bảo hiểm có mức tăng trưởng khá, hứa hẹn vẫn còn cao. Các nhà kinh tế nước ngoài cho rằng thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển 25%/năm tới năm 2013”, ông Lộc chia sẻ.

Bên cạnh thị trường nhân thọ, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang nóng dần lên. Ngay sau khi Cục Cảnh sát giao thông đường bộ thông báo sẽ kiểm tra gắt gao việc mua bảo hiểm bắt buộc, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã nhanh chóng đưa ra thị trường sản phẩm "Phúc vạn dặm bảo hiểm vật chất cho xe ôtô".

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) thì cho ra mắt Bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm cấu trúc ngôi nhà (trang thiết bị gắn liền với ngôi nhà), tài sản bên trong ngôi nhà (vật gia dụng, tài sản cá nhân) nếu bị cháy, nổ, sét đánh, động đất, trộm cướp, hành động cố ý phá hoại hay hành động ác ý đều được bồi thường.

Theo ông Lộc, cạnh tranh không chỉ đơn thuần diễn ra giữa 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mà cả giữa 350 chi nhánh của họ, như chi nhánh khu vực lân cận vươn vào Hà Nội khai thác, thậm chí chi nhánh Hà Nội vào tận Đồng Nai khai thác.

Ngoài việc đẩy mạnh thiết kế sản phẩm mới, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng rất chú trọng đến dịch vụ tư vấn khách hàng. Chiến lược chung của các công ty là tiếp cận khách hàng theo yêu cầu, có thể thông qua nhiều hình thức trao đổi như điện thoại, email, gặp trực tiếp tại nhà, tại nơi làm việc hay các quán cà phê. Hơn nữa, khách hàng có thể yêu cầu tư vấn viên tư vấn nhiều lần.

Theo đại diện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, việc tư vấn sản phẩm phù hợp nhu cầu và vừa với khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng, vừa đáp ứng được nguyện vọng về quyền lợi của khách hàng đồng thời giúp khách hàng duy trì tính hiệu lực của hợp đồng. Nhiều chuyên gia cho hay, bán bảo hiểm là một nghề rất khó, bởi đây không phải là một loại hàng hóa thông thường.

Công sức và những chi phí mà đại lý bảo hiểm bỏ ra không hề nhỏ. Chính vì thế, họ phải được trả thù lao một cách xứng đáng. Thậm chí, có công ty bảo hiểm nhân thọ khi ra mắt sản phẩm mới đã dành 50% lợi nhuận cho đại lý bảo hiểm.

Thách thức: Công nghệ thông tin

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, thách thức lớn nhất với doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay là công nghệ thông tin. Tìm ra công nghệ hoàn chỉnh phục vụ cho việc khai thác quản lý bảo hiểm không phải là việc đơn giản. Hầu hết các doanh nghiêp đang mày mò, theo kiểu vừa làm vừa học, vừa cải tiến.

Trên thực tế, công nghệ thông tin tốt sẽ rất tốt cho bồi thường, chỉ mất chừng 2-3 phút. Nếu làm thủ công thì sẽ mất hàng giờ đồng hồ kiểm soát, đối chiếu, kiểm tra từng chữ trong hợp đồng. “Đi tắt đón đầu thì phải có ứng dụng công nghệ thông tin chuẩn, các doanh nghiệp bảo hiểm nên mua phần mềm ứng dụng tốt. Như ngành bưu chính được trang bị công nghệ nên phát triển rất nhanh. Ngành bảo hiểm rất cần được Nhà nước trợ giúp”, ông Lộc cho biết./.

(Tin Tức/Vietnam+)

 

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!