Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo, tính đến ngày 1/10, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã đạt hơn 408.206 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đã đạt được mục tiêu. Hỗ trợ này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; nhờ đó, góp phần làm cho sản xuất kinh doanh phục hồi, tạo tốc độ tăng trưởng GDP vượt qua đáy suy giảm và tiếp tục đi lên.
Kết quả khảo sát tại một số địa phương và ngân hàng thương mại cho thấy, cơ chế hỗ trợ lãi suất đã có tác động giảm 36,6% chi phí vay vốn của doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh; 30% ở Thừa Thiên Huế, 36,64 ở 72 doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, giảm 35% đối với các doanh nghiệp chế biến bột cá, vận tải, sản xuất nhựa, cơ khí, chế biến cà phê vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam; hạ giá thành sản phẩm khoảng 4% tại thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên.
Trong 9 tháng qua, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã tăng 3,1% so với cùng kỳ, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 16,5% và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 15%...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian tới, vẫn tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay vốn trung và dài hạn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng cần giảm mức hỗ trợ so với hiện nay; bên cạnh đó, cần đơn giản, giảm bớt thủ tục cho vay; nhất là cho vay đối với các hộ nông dân./.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com