Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng: Cửa nhỏ càng thêm hẹp

Chịu mức lãi suất (LS) cho vay cao nhất trên thị trường và gánh thêm rủi ro biến động không ngừng của LS thị trường, cho vay tiêu dùng vốn khó phát triển ngày càng bị thu hẹp khi LS tăng cao.

Lãi cao nhiều rủi ro

Trong lúc LS cho vay VND phục vụ sản xuất - kinh doanh hiện đang phổ biến ở mức 14-15%/năm và còn thấp hơn ở mức 13,5-14%/năm tại các NHTM nhà nước, LS cho vay phục vụ các nhu cầu của đời sống (cho vay tiêu dùng) sau nhiều lần điều chỉnh giảm hiện vẫn đứng ở mức 17-18%/năm. Chưa kể sau kêu gọi mới đây của Hiệp hội NHVN (VNBA), LS cho vay VND đối với các lĩnh vực như xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn và dự án sản xuất quy mô vừa và nhỏ đang được các ngân hàng cố gắng đưa về mức 13%/năm.

Trái ngược với diễn biến này và ngoại trừ một vài NHTM nhà nước, có quy mô lớn như Vietinbank hay Vietcombank giữ lãi vay tiêu dùng ở mức 14%/năm, phần nhiều các NHTM vẫn đang ấn định mức lãi vay tới 17-18%. Đây cũng là mức LS - theo như tìm hiểu - đang được các ngân hàng như Habubank, ACB, SHB, Maritime Bank, VietABank, Techcombank hay Ficombank “chào” khách hàng.

Ngoài việc phải gánh chịu lãi cao, hầu như toàn bộ các khách hàng vay vốn tiêu dùng phải gánh chịu rủi ro biến động LS thị trường và thường được các NH quy định rất rõ trong khế ước vay nợ. Với quy định này, thông thường 3 tháng hoặc 6 tháng, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi vay theo tín hiệu thị trường. Sẽ là gánh nặng lớn với người vay nếu LS thị trường cứ liên tục tăng.

Một khách hàng vay vốn tại ACB cho biết, cách đây vài tháng lãi vay tại ngân hàng lên tới 19,5%/năm. “May mắn” là cùng với động thái giảm sâu LS cho vay VND trên thị trường, khoản vay của khách hàng này cũng được điều chỉnh xuống còn... 17,4%/năm. Lãi cao và rủi ro biến động trái ngược với tâm, lý muốn trả gốc, lãi ổn định và kiểm soát được nguồn tiền phải trả hằng tháng được cho là nguyên nhân kiềm chế nhu cầu vay vốn mua nhà, ôtô hay sửa chữa nhà cửa của người dân.

Ngân hàng chịu rủi ro

Được xác định là nhóm khách hàng có nhu cầu vay rất lớn, đặc biệt tại các tỉnh, thành trung tâm, song đến hết năm 2009, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ của Hà Nội và TPHCM chỉ đạt xấp xỉ 50.000 tỉ đồng.
 
Trong đó dư nợ của Hà Nội chiếm chưa đầy 15.000 tỉ đồng, tương đương vỏn vẹn 4% tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn và dư nợ cho vay tiêu dùng của TPHCM dù chiếm tới hơn 37.000 tỉ đồng, nhưng cũng chỉ tương đương 5,24% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Trong khi đó, đây là năm đầu tiên áp dụng trở lại cơ chế cho vay LS thỏa thuận vốn được coi như tiền đề quan trọng để các ngân hàng giải ngân  mạnh vốn vay tiêu dùng.

Một vài lãnh đạo NHTM thừa nhận, lãi cao và biến động LS đang là rào cản lớn nhất mở rộng cánh cửa cho vay tiêu dùng. Song nếu so với cho vay doanh nghiệp, bản thân các ngân hàng cũng phải “chi” nhiều hơn và chịu rủi ro nhiều hơn khi cho vay tiêu dùng.

Dù mỗi khoản vay tiêu dùng không lớn và thường chỉ khoảng 50-500 triệu đồng, các nhân viên tín dụng vẫn phải thẩm định riêng biệt từ hồ sơ vay vốn đến tài sản đảm bảo và khả năng chi trả của khách hàng như với một hợp đồng vay vốn hàng chục tỉ đồng.

Thêm vào đó ở thời điểm hiện nay, trái ngược với xu hướng vay tiêu dùng kỳ hạn dài, người gửi tiền thường chỉ chọn các kỳ hạn ngắn nhằm đảm bảo vòng xoay của đồng tiền và nghe ngóng tín hiệu LS.

Cùng với việc nắm giữ tài sản đảm bảo của người vay, sự chênh lệch kỳ hạn giữa đầu ra và đầu vào buộc các ngân hàng đẩy lãi vay lên cao nhằm tránh rủi ro. Dẫu vậy một số ý kiến cho rằng, với sự ổn định của kinh tế và những dấu hiệu giảm dần LS tích cực như hiện nay, dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ có được mức tăng trưởng đáng kể so với năm 2009.

(Báo Lao Động)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Vòng vèo chuyện bán đấu giá "bèo" vốn nhà nước
  • Hai công ty bị phạt 105 triệu đồng
  • Thu 2.600 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
  • Tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm tăng 12,8%
  • Vay vốn phải trả lãi trước
  • Trên 15 nghìn tỷ đồng bội chi ngân sách 4 tháng đầu năm
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 5/5/2010
  • Việt Nam giữ vị trí 1 trong 10 quốc gia nhận tiền kiều hối hàng đầu trên thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!