Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Dè dặt” mở rộng cho vay

Tuy lãi suất huy động vốn chưa giảm mạnh, nguồn vốn huy động về của các ngân hàng không tăng nhiều, nhưng phần nào đã đi vào ổn định. Vốn khả dụng tại các ngân hàng bắt đầu dồi dào trở lại là lúc thích hợp để các đơn vị đẩy mạnh cho vay...

Hiện các khoản vốn cho vay hầu hết đều mang tính chất ngắn hạn. Đặc biệt là với cho vay cầm cố chứng khoán và tiêu dùng.

Tuy lãi suất huy động vốn chưa giảm mạnh, nguồn vốn huy động về của các ngân hàng không tăng nhiều, nhưng phần nào đã đi vào ổn định. Vốn khả dụng tại các ngân hàng bắt đầu dồi dào trở lại là lúc thích hợp để các đơn vị đẩy mạnh cho vay...

ACB sau khi tung ra chương trình tài trợ vốn cho các DN xuất khẩu bằng VND theo lãi suất USD, với hạn mức 20 triệu USD đã tiếp tục nâng ngân khoản cung ứng tín dụng cho DN. Theo lý giải của Ngân hàng, sau hơn 2 tuần triển khai (kể từ ngày 20/8) với sự ủng hộ tích cực và để đáp ứng nhu cầu của DN xuất khẩu, ACB quyết định nâng hạn mức tài trợ lên 50 triệu USD.

Đồng thời, Ngân hàng đã giảm mức lãi suất "tài trợ sau khi xuất khẩu" bằng VND xuống còn từ 7,3% - 8,5%/năm và lãi suất "tài trợ trước khi xuất khẩu" sẽ còn từ 9% - 10%/năm, nhằm giảm bớt áp lực lãi suất vay vốn.

ACB tài trợ xuất khẩu cho nhiều ngành, trong đó ưu tiên cho DN xuất khẩu gạo, thủy sản, cao su, dệt may, đồ gỗ… Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết, Ngân hàng tiếp tục dành một ngân khoản lớn để cung ứng vốn cho DN, dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ACB cũng chú trọng đến những DN xuất khẩu có uy tín hàng đầu trong các ngành nghề mà Ngân hàng đang ưu tiên tài trợ và có tình hình sản xuất - kinh doanh tốt, tăng trưởng ổn định. Theo ông Hải, ACB có thể tài trợ vốn mà không cần tài sản đảm bảo. DN có thể được tài trợ vốn từ khi thu mua nguyên liệu cho đến khi nhận được tiền thanh toán của đối tác nước ngoài.

Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Đặng Văn Thành cũng cho hay, sau đợt điều chỉnh lãi suất cho vay xuống 19,8%/năm, áp dụng đối với các khách hàng quan hệ lâu năm, Sacombank tiếp tục giải ngân cho những DN có dự án kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đó, với khách hàng cá nhân, Sacombank vẫn cho vay cầm cố chứng khoán (300 tỷ đồng và tiếp tục nâng hạn mức khi giải ngân hết số vốn này), mua nhà trả góp…, nhưng sẽ chọn lọc kỹ để hạn chế nợ khó đòi.

Theo đánh giá của ông Thành, những tháng còn lại của năm 2008, lãi suất huy động tiền gửi ít biến động hơn sẽ là cơ sở để Ngân hàng xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay khi nguồn vốn khả dụng dồi dào trở lại.

Eximbank sau khi dành 2.000 tỷ đồng tài trợ cho các nhà xuất nhập khẩu cùng 800 tỷ đồng hỗ trợ các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán thì ngân hàng này còn có kế hoạch nâng hạn mức vốn lên khoảng 5.000 tỷ đồng để cung ứng vốn cho DN, với lãi suất thấp hơn so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Đối với cho vay tiêu dùng, Eximbank vẫn tiếp tục triển khai.

Để thu hút khách hàng cả DN và cá nhân vay vốn lúc này, nhiều ngân hàng đã cắt giảm lãi suất đầu ra. Từ ngày 8/9, VIB Bank áp dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi dành cho tất cả các đối tượng khách hàng, đặc biệt là DN sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu; mức giảm lãi suất trung bình từ 0,5 - 2,5%/năm đối với cả VND và USD.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc VIB Bank cho biết, nhu cầu vốn của các nhà xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng. Thanh khoản tại các ngân hàng đã ổn định trở lại được xem là thời điểm phù hợp để cho vay.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ngân hàng sẽ đáp ứng vốn cho những khách hàng có kế hoạch kinh doanh kém hiệu quả và thiếu khả năng trả nợ. Mặt khác, với chủ trương khống chế tăng trưởng tín dụng năm nay dưới ngưỡng 30% là vấn đề khiến các ngân hàng dè dặt hơn trong quá trình cho vay. Vì vậy, trong lúc này các khoản vốn cho vay hầu hết đều mang tính chất ngắn hạn.

Đặc biệt là với cho vay cầm cố chứng khoán và tiêu dùng, nhiều ngân hàng chỉ áp dụng kỳ hạn tối đa 1 - 2 tháng để có thể thu hồi nợ trước ngày 31/12/2008. Thế nhưng, trong lúc này việc triển khai tín dụng cho khách hàng cá nhân kỳ hạn ngắn ngày có phần chậm lại, nguyên nhân do lãi suất cho vay còn khá cao.

Ông Tùng cũng cho rằng, với lãi suất vay vốn phổ biến 1,7 - 1,75%/tháng hiện nay, khách hàng DN cũng tỏ ra dè dặt. Thực tế, trong những tháng đầu năm thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động, các DN đã thận trọng hơn trong việc vay vốn ngân hàng, đồng thời với việc thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh.

(Theo Đầu Tư Chứng Khoán)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!