Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận nguồn vốn ODA

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giải đáp một số thắc mắc của ông Phan Văn Hai, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Sea Fish, tỉnh Bạc Liêu, liên quan đến nguồn vốn ODA đối với doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay, nguồn vốn ODA cho doanh nghiệp tư nhân vay theo hình thức cho vay lại

Trả lời câu hỏi: "Nguồn vốn ODA có cho doanh nghiệp tư nhân vay hay không? Nếu có thì quy định tại văn bản nào?", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện nay, nguồn vốn ODA cho doanh nghiệp tư nhân vay theo hình thức cho vay lại. Việc cho lại này được thực hiện theo quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Câu hỏi: "Tiêu chí các dự án của doanh nghiệp tư nhân như thế nào thì vay vốn ODA?" được BộKế hoạch và Đầu tư giải đáp như sau: Các dự án của doanh nghiệp tư nhân được vay lại nguồn vốn ODA theo yêu cầu phải là những dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định tại Điều 3 Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ, có báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có phương án tài chính đáp ứng được các điều kiện vay lại theo quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP.

Về phương pháp và cách thức làm các thủ tục để doanh nghiệp tư nhân vay vốn ODA,theo hướng dẫn củaBộKế hoạch và Đầu tư, thực hiện theo quy định tại Khoản 1 (Cho vay lại vốn ODA cho các chương trình, dự án đầu tư và Cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng) và Khoản 2 (Cho vay lại vốn vay ODA cho các chương trình, dự án đầu tư và Cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng), Điều 19, Nghị định 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguồn vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức) là hình thức hỗ trợ của chính phủ các nước, các định chế tài chính (WB, ADB, IMF…), các tổ chức quốc tế (UNDP, UNICEF…), dành cho các nước đang phát triển.

Vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo; Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác); Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên....  

(Theo // Tin Chính phủ)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • 7 tháng, bội chi ngân sách trên 31 nghìn tỷ đồng
  • Kho bạc Nhà nước phát hiện trên 3.600 khoản chi sai
  • Nợ nước ngoài vẫn nằm trong giới hạn an toàn
  • Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á về chỉ số lạc quan
  • CPI giảm - kết quả tích cực từ điều hành chính sách tiền tệ
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 30/7/2010
  • Chủ động thu hút và sử dụng vốn FDI
  • Tổng quan kinh tế ,tài chính trong nước ngày 15/7/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!