Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo lạm phát cao khó có thể xảy ra

Tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,52% so với tháng trước đó và rất sát với dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước.

Hai nhóm hàng có mức tăng mạnh nhất là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng 3,05% và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 1,89%. Các nhóm khác chỉ tăng từ 0,21%- 0,45%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (có tỷ trọng lớn nhất) lại giảm 0,05%. Trong nhóm phương tiện đi lại, có mức tăng cao nhất do giá xăng tăng kéo theo giá cước vận tải tăng.

Tuy nhiên trong nhóm này, do bưu điện, cước dịch vụ giảm nên cơ cấu nhóm hàng giảm, nếu không mức tăng của nhóm này sẽ còn cao hơn.

Như vậy, sau 7 tháng, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,22% (cùng kỳ năm 2008 là 19,78% và cùng kỳ năm 2007 là 6,19%) là mức thấp rất nhiều so 2 năm gần đây.

Vậy tháng 8, chỉ số này có tăng và trong những tháng tới, liệu làm phát có vọt cao như nhiều người lo lắng. Chúng ta đều biết, trong thời gian gần đây, nhiều cảnh báo “hãy cẩn thận với nguy cơ tái lạm phát cao” được đưa ra. Liệu xu hướng đó có xảy ra?

Trước mắt, hãy xem xét chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8. Có những yếu tố tác động đến cung- cầu và giá cả hàng hóa trong tháng 8. Mùa mưa bão đang đến sẽ ảnh hưởng đến thị trường ở cá khía cạnh sau: Nhu cầu dự trữ ở từng gia đình tăng lên, mưa bão sẽ làm sản xuất ảnh hưởng, sẽ cản trở vận chuyển hàng hóa do tình trạng sạt lở đường sá…

Tóm lại, mưa bão xảy ra nhiều sẽ khiến nhu cầu tăng lên, cung cầu bị ảnh hưởng do đó giá sẽ tăng. Mặt khác, giá cả hàng hóa vật tư trên thế giới có chiều hướng tăng (giá thép, xi măng, giá đường….) sẽ ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu tăng.

Tuy nhiên, trong tháng 8, những yếu tố làm giảm sự căng thẳng trên thị trường lại có nhiều. Mùa mưa bão nên việc giảm bớt xây dựng là điều dễ thấy. Vì thế, giá vật liệu xây dựng sẽ không tăng cao.

Do sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng hơn tháng trước và hơn cả cùng kỳ nên sản phẩm cung ứng trên thị trường dồi dào, đặc biệt trong lúc xuất khẩu trong tháng chỉ cao hơn một chút so tháng 6 (0,3%) và thấp xa so với chỉ tiêu kế hoạch. Hơn thế, nhập siêu trên 1,6 tỷ USD hàng hóa sẽ làm tăng nguồn cung thêm.

Trong những tháng trước đó, yếu tố tăng giá xăng, tăng khởi điểm lương cũng chỉ làm chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,55%; tháng 7 tăng 0,52% so với tháng trước đó. Tháng 8, giá xăng khó có chuyện tăng giá. Giá xăng không tăng thì không làm nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tăng giá.

Tháng 8, nhu cầu du lịch, nghỉ mát đã giảm do mưa bão nhiều nên nhóm hàng ăn uống, dịch vụ sẽ tiếp tục giảm… Từ những phân tích trên, có thể dự báo tháng 8, chỉ số giá sẽ chỉ ở mức 0,4%.

Nếu dự báo trên là đúng thì 8 tháng, CPI chỉ ở mức thấp hơn 4%. Các tháng còn lại trong năm cũng khó vượt qua con số này vì cung cầu hàng hóa vẫn đảm bảo lượng tiền cung ra thị trường đã được giới hạn (tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 25-27% thay vì 30% như trước mà 6 tháng đầu năm).

Do đó, lượng tiền bơm ra sẽ thấp dần không gây đột biến tăng. Khả năng lạm phát cao khó có thể xảy ra.

(Vinanet)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Năm 2010: Nhiều ưu đãi về thuế và phí
  • 7 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 222.120 tỷ đồng
  • Tài chính, kinh tế trong nước ngày 5/8/2009
  • “Chiếc bẫy” phí bảo hiểm
  • Siết ngân hàng ngoại?
  • Miễn thuế các khoản thu nhập 6 tháng đầu năm 2009
  • Thắt chặt tín dụng để giảm lạm phát
  • Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tăng trưởng 25%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!