Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giúp doanh nghiệp xử lý nợ đọng

Sau 5 năm đi vào hoạt động, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã gặt hái được nhiều thành công góp phần hỗ trợ tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ nền kinh tế thông qua xử lý dứt điểm các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp...

Tổng Giám đốc DATC Phạm Thanh Quang cho biết, tính đến nay, DATC đã làm khá tốt việc tiếp nhận và xử lý dứt điểm các khoản nợ và tài sản tồn đọng loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu: thu về hàng trăm tỷ đồng cho NSNN.

Hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng

Điều này giúp các doanh nghiệp giải phóng mặt bằng sản xuất, trút bỏ được gánh nặng xử lý tài chính đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã đầu tư không hiệu quả, tập trung ổn định và phát triển trong một mô hình quản lý kinh doanh mới, đa dạng hoá hình thức sở hữu với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế.

Qua hơn 5 năm hoạt động, DATC đã tiếp nhận hồ sơ để xử lý nợ, tài sản tồn đọng loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp cho hầu hết doanh nghiệp nhà nước đã và đang chuyển đổi sở hữu, tính đến hết năm 2008 đã tiếp nhận được 2.223 hồ sơ doanh nghiệp nhà nước (875 doanh nghiệp của TƯ và 1.348  doanh nghiệp của địa phương) với tổng giá trị tiếp nhận là 2.749  tỷ đồng, trong đó nợ là  1.203 tỷ đồng và 1.546 tỷ đồng là tài sản tồn đọng, vật tư hàng hóa kém, mất phẩm chất.

Nếu trong thời gian đầu mới thành lập, DATC chỉ tập trung vào việc xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng được Chính phủ chỉ định  thì từ năm 2006 đến nay, DATC thay đổi cơ bản chiến lược hoạt động kinh doanh, tập trung nguồn lực vào hoạt động kinh doanh, mua - bán, xử lý nợ theo hình thức thỏa thuận gắn chặt với quá trình hỗ trợ sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Thông qua hoạt động mua bán nợ, DATC đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các chủ nợ, giải phóng được lượng vốn chết từ nhiều năm, giúp quay vòng trở lại thành vốn hoạt động, làm trong sạch tình hình tài chính và nâng cao sức cạnh tranh để phát triển của các chủ nợ. Việc các chủ nợ bán nợ cho DATC là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới.

Giúp doanh nghiệp thành công

Đến nay, DATC đã và đang triển khai 80 phương án mua - bán, xử lý nợ theo hình thức thoả thuận. Hiện tại, DATC đã và đang giữ vai trò "bà đỡ", trợ giúp cho hơn 60 doanh nghiệp có thể giải quyết dứt điểm nợ xấu. Cụ thể bằng việc thực hiện các giải pháp như xóa một phần nợ cho doanh nghiệp, cơ cấu thời hạn trả nợ để các doanh nghiệp này đủ điều kiện cổ phần hóa, thực hiện tái cơ cấu tình hình tài chính, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để tham gia góp vốn và hỗ trợ doanh nghiệp sau chuyển đổi, phối hợp với chủ sở hữu thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần và DATC tham gia với tư cách cổ đông chi phối từ phương thức chuyển nợ thành vốn góp. Sau khi chuyển đổi thành các CTCP, DATC phối hợp với nhà đầu tư chiến lược thực hiện các bước tái cấu trúc doanh nghiệp; xử lý, chấn chỉnh những thiếu sót trong bộ máy quản lý điều hành theo hướng gọn nhẹ, chuyên trách, hoạt động hiệu quả; cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh ... "Chính trong vai trò vừa là chủ nợ đồng thời là chủ sở hữu chính của doanh nghiệp, chúng tôi mới có đủ điều kiện tái cấu trúc toàn bộ doanh nghiệp" - ông Quang tâm sự.

Đến nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đã chứng tỏ hiệu quả  về hướng đi mới của DATC. Các doanh nghiệp đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, trả hết các khoản nợ, kể cả nợ của DATC. Đặc biệt, một số doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

Khó khăn mới

Trên thực tế, hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp đã phát sinh nhiều vướng mắc. Đặc biệt, trong thời gian qua xuất hiện một số khó khăn tạm thời do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh, lãi suất ngân hàng tăng cao, thị phần bị ảnh hưởng... khiến nợ xấu của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp tăng thêm. Chính vì vậy, việc tham gia mua - bán nợ xấu của các ngân hàng và các chủ nợ khác, tái cấu trúc hoạt động doanh nghiệp của DATC đang thực hiện trong giai đoạn này trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.  Để DATC có thể thực hiện tốt hơn công việc của mình thì việc hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý, cùng với sự đồng thuận, hợp tác tích cực từ phía chủ sở hữu, chủ nợ và doanh nghiệp là điều quan trọng nhất. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ Chính phủ trong việc xử lý những khó khăn của nền kinh tế cũng như giúp chính các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • “Cân đong” các nguồn vốn cho gói kích cầu
  • Tiếp nhận hơn 3,4 triệu USD từ các tổ chức phi chính phủ
  • Các khoản vay bị tác động do khủng hoảng kinh tế sẽ được "hoãn" trả nợ
  • Ngành bảo hiểm: “Năm 2009 không dễ dự báo”
  • Nguy cơ khó khăn của Ngân hàng
  • "Không thể kích cầu cho nhà giàu"
  • SCIC và PVN ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện
  • Một tỷ USD dành để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!