Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ khó khăn của Ngân hàng

TS Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng: Nới lỏng chính sách tiền tệ lúc này sẽ có tác dụng ngăn ngừa suy thoái kinh tế, song việc giảm lãi suất với cường độ lớn và liên tục trong thời gian ngắn cũng tạo áp lực về tài chính khá lớn với các ngân hàng thương mại và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, có 3 nguy cơ cần đề phòng khi nới lỏng chính sách tiền tệ, đó là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại và phát sinh nợ xấu. Nguy cơ lạm phát gia tăng trở lại có thể không lớn vì giá cả vật tư nguyên liệu đang giảm rất mạnh, khó gây áp lực lạm phát chi phí đẩy. Nguy cơ nợ xấu có thể trở thành vấn đề của trung hạn. Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu năm 2008 chiếm khoảng 4% tổng dư nợ của nền kinh tế, năm 2009 có thể tăng lên gần 5%, song vẫn thấp hơn mức dự kiến trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010. Điều này cho thấy nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng Trung ương và các ngân hàng thương mại. Với khoản trích lập dự phòng rủi ro hiện nay của các ngân hàng thương mại và dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới, có thể bù đắp được 60%-70% nợ xấu nêu trên.

Một nguy cơ trong bối cảnh khủng hoảng này mà nhiều người, nhiều nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn tin rằng những tin xấu sẽ còn tệ hơn nhiều trong vài tháng tới, đặc biệt là về khía cạnh cắt giảm việc làm, thua lỗ và phá sản. Tác động dễ thấy nhất là làn sóng sáp nhập và mua lại đang diễn ra ngày càng sôi động hơn trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng lớn, còn sống được qua ngày, bỏ tiền mua lại ngân hàng gặp vấn đề, đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nhà nước bỏ tiền ra quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ một số ngân hàng và tổ chức tài chính lớn. Nói cách khác, nhiều tên tuổi sẽ mất đi, nhường chỗ cho sự vươn lên của nhiều gã khổng lồ hơn. Và các ngân hàng này không chỉ nhắm tới sáp nhập hay mua lại ngân hàng khác, mà còn nhắm đến cả những định chế tài chính khác như bảo hiểm chẳng hạn.

Thêm nữa, hệ thống ngân hàng lại sẽ phải lo tới nỗi lo nhân lực. Đó là thiếu nhân lực có chuyên môn cao để phát triển các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Do sau khủng hoảng, chắc chắn nhu cầu về sản phẩm phòng ngừa rủi ro và những yêu cầu an toàn cho ngân hàng sẽ ngày càng khắc nghiệt. Cuối cùng là thiếu nhân sự chuyện dự báo. Qua một năm mà người ta cảm thấy tác hại của dự báo kém đến mức nào thì dự báo trở nên quan trọng. Và ngân hàng cũng biết rằng phải đầu tư nhiều cho lực lượng chuyên gia dự báo định lượng giỏi, về lãi suất, về tỷ giá và kinh tế nói chung.
 

(Theo dddn)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • "Không thể kích cầu cho nhà giàu"
  • SCIC và PVN ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện
  • Một tỷ USD dành để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp
  • ADB cho Việt Nam vay thêm 65,5 triệu USD
  • Thêm hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
  • Thuế thu nhập cá nhân: Thường vụ Quốc hội sẽ không xem xét theo kế hoạch
  • Tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm: Nỗi lo thiểu phát
  • Hỗ trợ 4% lãi suất từ gói kích cầu 1 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!