Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hỗ trợ nền kinh tế: Ngân hàng Nhà nước lên “kế hoạch hành động”

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ảnh: Việt Tuấn

Ngân hàng Nhà nước vừa lên kế hoạch hành động với 9 nhóm biện pháp để triển khai hiệu quả chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Ngày 19/2, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã ban hành “Kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để triển khai kịp thời, có hiệu quả các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Theo kế hoạch hành động này, Thống đốc yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung thực hiện 9 nhóm biện pháp trong thời gian tới.

Thứ nhất là mở rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất hợp lý, xử lý các vướng mắc về trả nợ vay và tiếp cận tín dụng ngân hàng của tổ chức, cá nhân.

Các đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, đề xuất việc sửa đổi các cơ chế cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán, ủy thác và các cơ chế cấp tín dụng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nhà điều hành hệ thống ngân hàng cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính ban hành và triển khai cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện; ban hành chỉ thị về thực hiện các biện pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế; tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng…

Thứ hai là tiếp tục đổi mới chính sách và mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định về chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả tín dụng quy mô nhỏ, theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính ở trong và ngoài nước mở rộng tín dụng đối với nhưng khu vực này.

Các tổ chức tín dụng cũng sẽ mở rộng và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý theo chính sách khách hàng của mình; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay mới đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và triển khai cơ chế tín dụng đối với 61 huyện nghèo theo phương thức ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước; cơ chế và thủ tục cho vay đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác dự kiến cũng sẽ được ra soát và chỉnh sửa…

Thứ ba, các đầu mối sẽ tiếp tục đề xuất và tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất và huy động nguồn vốn cho các dự án kích cầu đầu tư. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại cân đối vốn kinh doanh để bố trí vốn giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký kết cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư theo chủ trương kích cầu đầu tư, cũng như mua trái phiếu Chính phủ với mục đích đầu tư cho các dự án kích cầu.

Thứ tư, các công cụ lãi suất, tỷ giá sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, thận trọng, phù hợp với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống; các cơ chế khác như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi tiền tệ cũng sẽ được rà soát để sửa đổi, bổ sung.

Trong thời gian tới, các đầu mối liên qua sẽ tổ chức thống kê và dự báo các luồng tiền tệ liên quan đến việc vay và trả nợ nước ngoài; phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát chặt chẽ cán cân thương mại; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro vay nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp.

Đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chính thức ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, kiểm tra và giám sát các sàn giao dịch vàng. Tuy nhiên thời điểm cụ thể vẫn chưa xác định.

Thứ năm là tăng cường thanh tra, giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó, quy chế cấp giấy phép và thành lập ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục được nghiên cứu chỉnh sửa.

Ngoài ra, những biện pháp còn lại được Ngân hàng Nhà nước đặt ra để điều hành và thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ thời gian tới là nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích và dự báo; nâng cao chất lượng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; và cuối cùng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin trong hệ thống ngân hàng.

( Theo VnEconomy )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Thêm hơn 2.000 doanh nghiệp, cá nhân đăng ký vay vốn kích cầu
  • Các quỹ sẽ bị “soi” rất kỹ
  • Công bố thông tin về thoái vốn tại SCIC thiếu chuyên nghiệp và minh bạch
  • Hội thảo Quốc tế về Nâng cao năng lực quản lý tài chính công của Việt Nam và kinh nghiệm các nước
  • Sẽ có cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
  • Ngân hàng vào cuộc đua cho vay?
  • 150.000 người đã được cấp mã số thuế TNCN
  • Đầu tư năm nay không mong lãi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!