Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước tuần từ 24-28/5/2010

 *CPI giảm tốc, nhập siêu giảm, FDI giải ngân tăng

Chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới được công bố tuần qua khiến không ít người phải ngạc nhiên vì nó thấp hơn nhiều so với mức tăng của 2 thành phố lớn nhất nước. Mức tăng CPI tháng 5 tăng 0.27% so với tháng 4, trong khi trước đó CPI Hà Nội và TPHCM công bố lần lượt tăng 0.41 và 0.48%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhóm hàng thực phẩm tính trung bình cả nước chỉ tăng 0.09%, thấp hơn khá nhiều so với 2 thành phố lớn kể trên. Nhóm hàng vật liệu xây dựng và năng lượng tiếp tục tăng khá cao.

Như vậy tính trong 4 tháng đầu năm 4.55% và so với cùng kỳ năm ngoái tăng 9.05%. Việc giảm tốc của CPI là một điều dễ hiểu khi tín dụng những tháng đầu năm tăng khá thấp, giá các nguyên vật liệu, năng lượng thế giới cũng giảm do khủng hoảng nợ công ở châu Âu.

Duy trì các quan điểm trước đây chúng tôi cho rằng, hiện nay lạm phát không còn là một điều quá phải lo ngại. Xu hướng tăng nhẹ của CPI tiếp tục được duy trì trong những tháng sắp tới.

Một chỉ số vĩ mô khá được quan tâm trong tuần qua là nhập siêu của Việt Nam đã giảm mạnh trong tháng 5. Nhập siêu tháng 5 chỉ còn 0.75 tỷ USD, mức thấp nhất từ tháng 3/2009 đến nay. Tuy nhiên, đây không phải là một mức giảm bền vững. Xuất khẩu tháng 5 tăng vọt lên 6.1 tỷ USD là do đóng góp của xuất khẩu vàng đến 0.8 tỷ USD. Như vậy, nếu loại việc xuất vàng tăng đột biến thì nhập siêu trong tháng 5 vẫn còn 1.55 tỷ USD, một con số không hề nhỏ.

Mặc dù vậy chúng ta có thể nhìn kim ngạch nhập khẩu cao trong tháng 5 như là một yếu tố tích cực. Việc nhập khẩu cao chứng tỏ kinh tế trong nước đã từng bước phục hồi, nhu cầu nguyên vật liệu chế biến xuất khẩu tăng, tiêu dùng trong nước cũng tăng theo.

Một tín hiệu lạc quan khác là FDI giải ngân tiếp tục khả quan. Tổng FDI giải ngân tháng 5 đạt 1.1 tỷ USD, đưa mức giải ngân 5 tháng lên 5.5 tỷ USD, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm trước. FDI đăng ký đạt đạt 7.5 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.

Việc FDI đăng ký khá thấp hiện nay cũng không còn quá quan trọng vì liên tục trong 3 năm gần đây số lượng FDI đăng ký đã tăng vọt. Việc tập trung vào giải ngân một cách hiệu quả những dự án FDI đã đăng ký cũng có thể giúp cho Việt Nam có thể duy trì được vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao.

*Lãi suất tăng và xu hướng chính sách tiền tệ

Việc lãi suất liên tục điều chỉnh tăng trong thời gian qua đã khiến không ít người phải lo ngại. Lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng liên tục được điều chỉnh tăng. Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã tăng hơn 12%. Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng nhẹ so với trước đó. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay cũng đang ở quanh mức 14-15%.

Như vậy, bất chấp chủ trương giảm lãi suất của chính phủ hiện nay lãi suất trên thị trường vẫn giữ ở mức khá cao. Mặc dù vậy phân tích các nguyên nhân tăng lãi suất này chúng ta lại tìm thấy những tín hiệu tích cực. Cụ thể trong những lần đấu thấu trái phiếu Chính phủ gần đây tỷ lệ đấu thầu thành công đang ở mức khá cao. Điều đáng lưu ý là các tổ chức tín dụng đã chấp nhận lãi suất trái phiếu thấp hơn cả lãi suất huy động trên thị trường. Như vậy, rõ ràng các ngân hàng đang kỳ vọng vào việc có thể chiết khấu những trái phiếu này cho NHNN với lãi suất 7-8% để có được nguồn vốn giá rẻ.

Với những diễn biến đó, theo Vietstock trong thời gian tới lượng cung tiền của NHNN ra thị trường mở sẽ tăng lên. Đây thực chất là một chính sách nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất thị trường xuống. Với động thái này lãi suất cho vay trên thị trường sẽ tiếp tục giảm trong những tháng sắp tới.

(Vietsock)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Nợ công: vay, trả và hiệu quả sử dụng
  • Tài chính, kinh tế trong nước ngày 28/5/2010
  • Giải ngân 4,5 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng
  • Chỉ số niềm tin kinh doanh quý I/2010 tăng 3 điểm
  • Kiều hối 4 tháng đầu năm tăng
  • Tin kinh tế tổng hợp ngày 25/5
  • Quỹ đầu tư Oman đầu tư 42,4 triệu USD vào PVI
  • Australia viện trợ phát triển 1.500 tỷ đồng cho VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!