Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất cao, DN khó tiếp cận

Ảnh chụp tại Ngân hàng Phương Đông

Lạm phát có dấu hiệu giảm nhưng chưa thể đem lại sự lạc quan cho các doanh nghiệp (DN). Nhiều khoản nợ sắp đáo hạn, “đầu vào” và “đầu ra” đều khó khăn vì không tiếp cận được các nguồn tín dụng, khó tiêu thụ sản phẩm là những vấn đề đang làm đau đầu các DN.

“Điên đầu” với bài toán kinh doanh

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, cho biết trong tháng 7, bà vừa có một cuộc làm việc với khu vực kinh tế tư nhân tại một loạt địa phương trong cả nước và nhận thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ theo hướng cào bằng, áp dụng chung cho tất cả các đối tượng có nhu cầu về vốn đang khiến nhiều DN “chết oan”. Tại Bắc Giang, dân có 90.000 ha trồng vải nhưng chỉ một vài vườn bán được với giá 500 đồng/kg. Nhiều vườn phải bỏ hoàn toàn vì giá bán vải không đủ thuê nhân công thu hoạch. Nguyên nhân do thương lái và các DN chế biến không vay được vốn ngân hàng để thu mua, chế biến xuất khẩu. Hậu quả là người trồng vải phải ôm nợ vì không tiêu thụ được sản phẩm. Tình hình này cũng tương tự như chuyện cá tra, cá basa và lúa hè thu của ĐBSCL. Bà Phạm Chi Lan cho rằng kinh tế 64 tỉnh, thành có đặc điểm khác nhau, mỗi ngành nghề cũng có đặc thù riêng đòi hỏi những chính sách linh hoạt, không thể áp dụng chung một chính sách cho tất cả.

Cũng theo kết quả khảo sát này, bà Lan cho rằng hiện có đến 70% DN cho biết đang phải điên đầu với bài toán kinh doanh và rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Ngay cả khi có hợp đồng rồi cũng không lo được vốn hoặc không chịu được lãi suất. “Có những DN nhìn vẻ bề ngoài vẫn bề thế nhưng bên trong đã mục ruỗng rồi” - bà Lan đánh giá. Tại Hà Nội, Hiệp hội Công thương TP cho biết tỉ suất lợi nhuận giảm nhiều so với mức 7% của năm 2007.

Giảm lãi suất: Chưa đủ

Các ngân hàng đang phải đối mặt với tình huống khó khăn: khách hàng được cho vay chưa chắc đã chịu vay vì lãi suất cao quá, còn khách hàng muốn vay thì ngân hàng lại không thể cho vay. Trong đó, nhóm thứ hai thuộc về khách hàng mới và khu vực kinh tế tư nhân. Để gỡ bí, một số ngân hàng tìm lối thoát bằng cách giảm lãi suất cho vay và thực tế đã có hai lần điều chỉnh với mức giảm cao nhất là 1,3% kể từ cuối tháng 7 đến nay. Trong tuần, BIDV tuyên bố gia tăng hạn mức 1.500 tỉ đồng với lãi suất 18,5%/năm cho các DN thu mua lúa gạo tại ĐBSCL. Trong số một vài ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất chỉ có Eximbank áp dụng đối với tất cả các khách hàng, còn lại đều chỉ dành cho các khách hàng ưu đãi trong một số lĩnh vực và khách hàng hiện hữu đã và đang có quan hệ tín dụng. Thậm chí BIDV còn tuyên bố không mở rộng đối tượng cho vay với khách hàng mới.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức 20%-20,5%/năm. Về mặt lý thuyết, đây vẫn là mức lãi suất khó cầm cự được đối với khu vực sản xuất. Khác với tăng lãi suất, việc giảm lãi suất của các ngân hàng không dễ dàng tạo ra cuộc đua để hình thành mặt bằng mới. Đơn giản vì nguồn vốn có hạn, các ngân hàng chưa có động lực phải giảm để cạnh tranh và cũng không thể giảm vì không giảm được lãi suất huy động vốn chưa thực dương.

Bà Phạm Chi Lan phân tích lợi ích của đợt giảm lãi suất vừa qua chủ yếu rơi vào khu vực DN Nhà nước, trong khi khu vực hoạt động hiệu quả hơn là khu vực kinh tế tư nhân lại không được hưởng lợi và vẫn khó tiếp cận vốn. Theo TS Nguyễn Quang A, vấn đề quan trọng nhất hiện nay không phải là lãi suất ở mức nào mà là các DN làm ăn hiệu quả, đặc biệt là DN tư nhân, có tiếp cận được nguồn vốn hay không.

Nhiều NH tiếp tục giảm lãi suất huy động USD

Hôm qua (13-8), Ngân hàng (NH) TMCP Đại Dương (OceanBank) đã chính thức giảm lãi suất huy động tiết kiệm USD. Theo đó, lãi suất huy động USD cao nhất là 7,3%/năm (giảm 0,5% so mức cũ) . Đây là lần thứ 3 OceanBank giảm lãi suất huy động USD kể từ đầu tháng 7. Trước đó vài ngày, một số NH khác như SeaBank, Eximbank, ACB cũng thực hiện giảm lãi suất huy động USD. Cụ thể, SeaBank huy động cao nhất ở mức 6,25%/năm cho kỳ hạn 6 tháng, các kỳ hạn còn lại dao động mức 4%-5,5%. Theo NH Nhà nước, tuần qua, cung-cầu ngoại tệ trên thị trường đã ổn định, tỉ giá bình quân liên NH biến động nhẹ. Tỉ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do tiếp tục có xu hướng giảm... Điều đó khiến các NH tiếp tục giảm lãi suất huy động USD.

(Theo NLĐ)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Mở rộng thị trường cầm cố - thế chấp
  • 4 “cú hích” cho giá cổ phiếu ngân hàng
  • Lãi suất huy động
  • Lãi suất ngân hàng: giảm cầm chừng bởi nỗi lo lạm phát
  • Vấn nạn tiền giả vẫn diễn biến phức tạp
  • Tính thanh khoản của ngân hàng đã ổn định trở lại?
  • Lập ngân hàng mới: Tiến thoái lưỡng nan…
  • Giảm thủ tục, tăng kênh tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!