Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở rộng diện xét kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước có thể mở rộng diện xét kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bằng việc bổ sung quy định mới.

Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo thông tư quy định về hoạt động kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Điểm đáng chú ý trong dự thảo thông tư này là việc mở rộng các trường hợp xét đến so với quy định hiện hành.

Theo Điều 92 Khoản 3 Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng có thể được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán; khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Cụ thể hóa quy định trên, dự thảo thông tư xác định 3 trường hợp với các quy định chi tiết để xem xét đưa tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Thứ nhất, tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: 3 lần trong 1 tháng không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 1 giữa Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và Tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo.

Thứ hai, tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, được biểu hiện: Nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn tự có trở lên trừ trường hợp đã trích dự phòng bằng 100% nợ xấu; hoặc có số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ; hoặc không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do Ngân hàng Nhà nước quy định trong thời hạn 1 năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục.

Thứ ba, tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng.

Theo ban soạn thảo, thực tế xử lý các trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong thời gian qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém về tài chính, mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng là do vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Do đó, dự thảo bổ sung trường hợp thứ ba nói trên.

Cũng theo dự thảo thông tư, thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng tối đa là 2 năm kể từ ngày có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.

Trường hợp tổ chức tín dụng đã hết hạn kiểm soát đặc biệt mà chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, tổ chức tín dụng có thể đề nghị Ban kiểm soát đặc biệt trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt. Thời hạn gia hạn từng lần không vượt quá thời hạn tối đa đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

(Theo Hoàng Vũ // Vneconomy)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!