Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm: Nỗi lo thiểu phát

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 vẫn giảm 0,68% so với tháng 11.2008. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, CPI liên tục giảm và là điều khiến các nhà quản lý kinh tế thật sự lo lắng.

CPI lại giảm

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, nếu tháng 11, nhóm mặt hàng lương thực giảm 2,01% thì tháng 12 nhóm mặt hàng này đã giảm tới 2,36% so với tháng trước. Còn hàng thực phẩm trong tháng lại tăng 0,76%, trong khi nhóm mặt hàng này tháng trước chỉ tăng 0,1%. Riêng nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình trong tháng 12 vẫn tăng 0,37%. Việc tăng giá của hai nhóm hàng này đã làm cho cả nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%.

Nhóm nhà ở và VLXD giảm 2,36%, giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của tháng trước (1,08%), điều này cho thấy các mặt hàng VLXD và BĐS vẫn còn trong tình trạng "đóng băng" sâu hơn. Tuy nhiên, một số mặt hàng thiết yếu vẫn có xu hướng tăng như đồ uống và thuốc lá tăng 0,68%, may mặc và giày dép tiếp tục tăng 1,01% và đây là mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng 12.2008. Do tốc độ giảm CPI liên tục trong 3 tháng vừa qua, chỉ số giá cả năm 2008 so với tháng 12.2007 đã "tụt xuống" dưới 20%, chỉ còn ở mức 19,89%.

Và nỗi lo thiểu phát

Theo nhận xét của Tổng cục Thống kê, khác hẳn với quy luật chung, dù là tháng cuối năm nhưng đang có rất nhiều mặt hàng quan trọng giảm giá và chỉ có duy nhất một mặt hàng tăng giá lên trên 1%. Nói về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế của Bộ Công Thương cho rằng: Điều này báo hiệu sức mua của người dân cũng như thị trường nói chung đang có hiện tượng suy giảm.
Cũng theo các chuyên gia, bắt đầu từ tháng 8.2008, vấn đề chống suy thoái ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội đã được Chính phủ và các cơ quan quản lý ưu tiên đặt lên hàng đầu. Điều này được biểu hiện bằng việc ngân hàng giảm lãi suất cơ bản, Chính phủ đưa ra hàng loạt biện pháp “kích cầu”, các DN cũng đưa ra hàng loạt giải pháp: Giảm giá, khuyến mãi, bán hàng trả góp... nhằm khuyến khích người tiêu dùng tăng sức mua. Tuy nhiên, việc CPI vẫn giảm là điều nằm ngoài ý muốn chủ quan mà cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn mới có đủ sức kích thích nền kinh tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia, giải pháp có thể "đủ mạnh" để kích thích nền kinh tế lúc này phải là giải pháp mua sắm của Chính phủ để kích cầu trong đầu tư hạ tầng, trong lúc đầu tư của tư nhân đang giảm sút. Và để phục vụ chương trình này, các nhà đầu tư, các DN cũng phải tăng mua sắm để phục vụ các chương trình này, và đây sẽ là động thái khuyến khích tăng nguồn cung và kích thích sản xuất. Còn việc kích cầu tiêu dùng - tuy là vấn đề quan trọng nhưng chỉ là biện pháp để giải quyết tiêu thụ hàng hoá, chưa thể là yếu tố kích thích nền kinh tế. Bởi lẽ, trong giai đoạn suy thoái khó khăn hiện nay, thu nhập của người dân sẽ suy giảm - điều này sẽ làm chi tiêu cho cá nhân bị hạn chế nên việc kích cầu tiêu dùng chưa phải là biện pháp hữu hiệu để kích thích nền kinh tế.

Còn để đẩy mạnh tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, nhằm "kích cầu" được thị trường như mong đợi của DN cũng như các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia cho rằng: Cần thiết phải có tiếng nói của Hiệp hội Người tiêu dùng, Hiệp hội bán lẻ... cùng các cơ quan báo chí truyền thông mở đợt tuyên truyền vận động quyết liệt chương trình: "Người Việt dùng hàng Việt" để giúp các DN trong nước đẩy mạnh sản xuất và chiếm giữ được thị trường nội địa trước sức ép của hàng hoá ngoại nhập trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.

(Theo Vinanet)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Hỗ trợ 4% lãi suất từ gói kích cầu 1 tỷ USD
  • Năm 2008, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bồi thường hơn 6.400 tỷ đồng
  • Tập trung thanh tra thuế các tập đoàn, tổng công ty lớn
  • Tín hiệu từ thị trường vốn trái phiếu
  • Hỗ trợ để doanh nghiệp ổn định nguồn vốn
  • IMF hạ mức tăng trưởng của Việt Nam xuống 5% trong năm 2009
  • Đề xuất thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Năm 2009, TPHCM phấn đấu tăng GDP từ 10% trở lên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!