Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật và Anh cam kết ODA gần 1,7 tỷ USD cho Việt Nam

Nhật Bản và Anh là hai nước đầu tiên công bố cam kết tài trợ năm 2010 cho Việt Nam tại Hội nghị các nhà tài trợ sáng nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ trân trọng từng đồng vốn ODA.

Sáng nay, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ khai mạc tại Hà Nội. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. "Từ năm 1993 đến nay, các nhà tài trợ đã luôn đồng hành cùng Việt Nam kể cả khi họ gặp khó khăn", Thủ tướng phát biểu, đồng thời cũng thông báo tại Hội nghị GDP quý 4 của Việt Nam ước đạt 6,8% và GDP cả năm 2009 ước đạt 5,2%.

Trong phiên họp sáng nay, Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo cho biết trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2010, Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam 1,6 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật còn cung cấp khoản hỗ trợ khẩn cấp trị giá 55 tỷ yen Nhật, tương đương với 626 triệu USD dành cho quá trình phục hồi.

Ông Mark Kent, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam cho biết cam kết ODA của Anh dành cho Việt Nam năm tới sẽ là 50 triệu bảng, tương đương với khoảng 83,4 triệu USD. Theo thỏa thuận có từ năm 2006, trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2011, mỗi năm Chính phủ Anh sẽ viện trợ không hoàn lại 50 triệu bảng. Khoản tiền này chủ yếu tham gia vào chương trình giảm nghèo.

Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, Ayumi Koinishi, cho rằng nền kinh tế đã có nhiều thay đổi sâu sắc sau khủng hoảng. Những phương pháp từng hiệu quả trước đây có thể không còn phát huy tác dụng trong hoàn cảnh mới. "Mặc dù còn nhiều thách thức, chúng tôi vẫn rất lạc quan về tương lai của Việt Nam", ông Koinishi cho biết. Trong năm vừa rồi, ADB đã hỗ trợ nguồn vốn ODA trị giá 2 tỷ USD. Cam kết ODA mới cho năm tới sẽ được ADB cùng các tổ chức khác như World Bank, EU công bố vào ngày mai vào phiên bế mạc Hội nghị.

Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam năm nay diễn ra trong hai ngày 3 và 4/12, với sự tham dự của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, đại diện từ 34 quốc gia và 10 tổ chức phát triển. Đồng chủ tọa Hội nghị là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc cùng Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa.

Các vấn đề chính được nêu ra trong Hội nghị lần này:

1. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng đói nghèo ở Việt Nam và làm thế nào để Việt Nam phục hồi lại những thành tích từng có trong công tác xóa đói giảm nghèo. "Thực tế cho thấy trong năm vừa rồi, quá trình giảm nghèo bị chậm lại. Nếu như những năm trước, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% một năm, thì trong năm 2009, tỷ lệ này chỉ là 1%, đưa số hộ nghèo từ 12% xuống còn 11%", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong Hội nghị.

2. Cái gì sẽ đến sau gói kích thích kinh tế? "Trong năm 2009, tăng trưởng dự kiến đạt 5,2% của Việt Nam được xem là rất khả quan so với các nền kinh tế khác", IMF nhận định. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ kết thúc gói kích cầu, liệu Việt Nam có còn đạt được mức tăng trưởng cao như trước?

3. Những thách thức nào đang đợi Việt Nam trong quá trình tiến lên thành nước có mức thu nhập trung bình? Liệu Việt Nam có mắc phải cái bẫy thu nhập trung bình và giẫm chân tại chỗ như nhiều nước khác.

4. Việt Nam đối phó như thế nào với nguy cơ biến đổi khí hậu? Việt Nam là một trong số ít những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao.

(Vnexpress)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!