Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công của Việt Nam năm 2009 là 52,6%

Nợ công của Việt Nam năm 2009 thực chất đã vượt ngưỡng 50%: 52,6% GDP. Con số này do Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính vừa công bố sáng 15/9.

Tỷ lệ nợ công trên của Việt Nam cao hơn tới 10,7 điểm phần trăm so với con số của Quốc hội cho biết trước đây. Điều này cũng đúng với nhận định của các tổ chức quốc tế khi cho rằng, tỷ lệ nợ công của Việt Nam là trên 50%.

Hôm 7/5, tại phiên họp thường vụ Quốc hội, lần đầu tiên Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội đã cảnh báo về con số nợ công của Việt Nam sát mức "ngưỡng an toàn", với tỷ lệ so với GDP chỉ là 41,9%. Nhiều bài báo phân tích về nợ công Việt Nam đều chỉ xoay quanh con số trên.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ công và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, tỷ lệ 41,9% chính xác là chỉ nợ Chính phủ so với GDP, là một chỉ số nằm trong nợ công.



Tỷ lệ nợ công của Việt Nam vượt con số 50% (ảnh busybod)

Còn theo Luật quản lý nợ công, có hiệu lực từ 1/1/2010, nợ công được tính bao gồm cả nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.

Tính tới 31/12/2009, ông Hải cho biết thêm, trong số 52,6% GDP nợ công của Việt Nam, nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP là 9,8% GDP và nợ chính quyền địa phương so với GDP là 9,8%.

Ông Hoàng Hải cũng thông báo, nợ nước ngoài của Việt Nam so với GDP hiện là 38,8%. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu Ngân sách Nhà nước là 15,8% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trong trung và dài hạn là 4,2%.

Như vậy, các chỉ tiêu nợ hiện nay của Việt Nam vẫn nằm trong qui định của Thủ tướng cho phép.

Ví dụ, chỉ tiêu nợ Chính phủ so với GDP hay chỉ tiêu nợ nước ngoài so của quốc gia so với GDP đều phải dưới 50%, nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước phải dưới 30% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trong trung và dài hạn so với xuất khẩu là phải dưới 25%.

Ông Hoàng Hải đánh giá: Nợ công của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách Nhà nước. Trong đó, vốn vay Chính phủ chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP (năm 2009 là 6,9%).

Cơ cấu đồng tiền vay hiện nay của Việt Nam khá đa dạng. Trong đó, 28,6% là đồng USD, 19,3% là đồng Yên, chỉ có 5,2% là đồng Euro.

Đánh giá về danh mục nợ, ông Hải cho hay, 60,3% là vay ODA, 29,8% là trái phiếu trong nước. Lãi suất trung bình nợ Chính phủ giảm dần qua các năm, ví dụ, đối với nợ trong nước, lãi suất năm 2007 là 11% đã giảm xuống còn 9,5%, nợ nước ngoài có lãi suất không thay đổi nhiều, từ 1,8% năm 2007, chỉ tăng lên 1,9% vào năm 2009.

Vị quan chức này khẳng định, thực trạng nợ công trên vẫn đang trong giới hạn an toàn. Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định và ưu đãi, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt, công tác quản lý nợ ngày càng tốt hơn, dần tiếp cận thông lệ quốc tế.

Các thông tin trên được ông Hải chính thức cho biết tại Hội thảo Nợ công, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam do Ủy ban này phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tổ chức tại Hà Nội sáng 15/9.

( Theo Phạm Huyền // vnr500.vn )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!