Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn

“Nợ công của chính phủ và nợ của quốc gia Việt Nam đều nằm trong ngưỡng an toàn và trong giới hạn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”. Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính công QG đã khẳng định.

Ngày 2/7, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia phối hợp với Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế về “Quản lý và giám sát tài chính công trước vấn đề nợ công ở Châu Âu và những hàm ý đối với Việt Nam”.

Hội thảo là dịp để các chuyên gia tài chính thế giới và Việt Nam chia sẻ quan điểm, tình hình và kinh nghiệm về thực trạng quản lý tài chính công của các nước, đồng thời đánh giá các vấn đề về thực trạng quản lý và giám sát tài chính công của Việt Nam trong thời điểm hiện nay.           

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá tổng quan về tình hình tài chính công của nhiều nước trên thế giới. Theo các đại biểu, tình hình nợ công hiện đã trở thành mối lo chung của kinh tế toàn cầu. Nợ nước ngoài của chính phủ nhiều nước Châu Âu có quy mô khổng lồ và chồng chéo nhau, trong khi tại Mỹ, tổng số nợ đã đạt 13 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 93% tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Trong khi tình hình nợ công đang đe dọa sự ổn định của nhiều nền kinh tế lớn, nợ nước ngoài của Việt Nam được đánh giá vẫn đang trong ngưỡng an toàn.

Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính công quốc gia: “Những con số đều cho thấy, nợ công của chính phủ và nợ của quốc gia Việt Nam đều nằm trong ngưỡng an toàn và trong giới hạn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chiến lược tài chính của Việt Nam”.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu hiện nay cũng tác động đến Việt Nam dưới dạng giảm sút xuất khẩu, đầu tư và gia tăng chi phí vay vốn nước ngoài. Theo ông Lê Đức Thúy, Việt Nam cần cân nhắc kỹ càng với mỗi khoản vay từ nước ngoài.

“Nợ công là khoản nợ nói cho cùng, vẫn phải được trả từ tích lũy trong nước do các doanh nghiệp và người dân làm ra, tức là tiền thuế của dân, cho nên nếu vay nợ công nhiều mà không tính đến khả năng trả nợ, thì gánh nặng nợ nần lên vai người dân và doanh nghiệp và cả thế hệ tương lai cũng ngày càng tăng lên. Do đó, phải thận trọng trong vấn đề vay nợ. Nhưng quan trọng nhất là phải xem vay nợ dùng vào việc gì và tính đến khả năng trả nợ để có lộ trình và  chiến lược vay nợ hợp lý”. Ông Lê Đức Thúy nói.

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng kiến nghị chính phủ Việt Nam cải thiện khả năng giám sát ngân hàng và thận trọng với sự phát triển nhanh chóng của các khoản nợ của khu vực tư nhân.

(VTV)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Thu hút vốn FDI 6 tháng đạt 8,43 tỉ đô la Mỹ
  • Đường sắt cao tốc: Những khoản nợ khổng lồ
  • Mekong đầu tư hơn 9 triệu USD vào Nam Long
  • Dư nợ tín dụng 6 tháng ước tăng gần 10,52%
  • Kinh tế,tài chính trong nước ngày 25/6/201
  • Hơn 3,6 tỷ USD kiều hối đã chuyển về nước
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 23/6/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 22/6/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!