Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng lãi suất, nhưng vẫn khó thu hút nguồn tiền

Mặc dù lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên, nhưng trong gần 2 tuần qua, các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy lãi suất huy động lên mức khá cao so với cuối tháng 7/2009.

Để thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, SCB tiếp tục tăng lãi suất tiền đồng, USD và EUR trong ngày đầu tuần này (10/8). Đối với lãi suất huy động tiền đồng, SCB tăng tất cả các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng, với biên độ tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tuần lần lượt là 6,5%, 7,2% và 7,7%/năm; lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tháng tương ứng là 8,2%, 8,3% và 8,4%/năm. Cũng trong ngày 10/8, SCB còn điều chỉnh tăng lãi suất huy động USD và EUR. 

Theo đó, mức lãi suất tiền gửi USD áp dụng cho kỳ hạn tiền gửi 1 tuần đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,35%/năm đến 1,8%/năm. Đối với lãi suất huy động vốn bằng EUR, SCB tăng ở kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,5%/năm đến 1,2%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tháng lần lượt là 1,2%, 1,3%, 1,5%/năm; 6 và 9 tháng lần lượt là 1,8% và 2%/năm...

Trước đó, ngày 7/8, Ngân hàng OCB tăng lãi suất tiền gửi VND ở tất cả các kỳ hạn. Theo đó, mức tăng dao động từ 0,1% đến 0,2%/năm và tăng cao nhất là ở kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Đáng chú ý, sau nhiều lần điều chỉnh, HDBank đã quyết định nâng lãi suất tiền gửi lên mức vượt trội trên thị trường là 10,3%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng trong tuần đầu tháng 7/2009. Nếu so với trần lãi suất cho vay doanh nghiệp, thì mức lãi suất tiền gửi trên đã gần ngang nhau.

Không chỉ với ngân hàng cổ phần, trong tuần qua, khối ngân hàng nhà nước cũng liên tiếp điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ (0,1 - 0,3%/năm) ở các kỳ hạn từ 3 đến 24 tháng (Agribank, Vietcombank, MHB), cho phù hợp với mặt bằng lãi suất chung của thị trường. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ổn định. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến ở mức 8,5 - 10%/năm; trung và dài hạn 10 - 10,5%/năm; lãi suất cho vay VND của nhóm ngân hàng TMCP phổ biến ở mức 10 -10,5%/năm; lãi suất cho vay thỏa thuận phổ biến ở mức 12 - 16,5%/năm.

Trong khi đó, với chủ trương kiểm soát chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, hiện các ngân hàng cũng thận trọng hơn trong cho vay, kể cả với chương trình hỗ trợ lãi suất. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng VND đến ngày 7/8 là trên 392.609 tỷ đồng, chỉ tăng 0,9% so với một tuần trước đó. Mặt khác, các ngân hàng cũng bắt đầu “siết” tín dụng cá nhân và khả năng trong những ngày tới, những người có thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên mới đủ điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng để mua nhà, đất, hàng hóa trả góp. Đồng thời, các ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng, đánh giá lại khoản tín dụng để hạn chế rủi ro. 

Lý giải việc mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục gia tăng trong những ngày qua, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó tổng giám đốc thường trực DongA Bank, ngoài mục tiêu huy động tiền nhàn rỗi, còn hàm chứa cả yếu tố cạnh tranh. Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Ngọc Đệ, Phó tổng giám đốc VietA Bank cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu không điều chỉnh lãi suất và gia tăng khuyến mãi thì các ngân hàng nhỏ sẽ rất khó hút được nguồn tiền nhãn rỗi và “giữ chân” nguồn tiết kiệm cũ. Tuy nhiên, lãi suất khó có thể trở lại xu hướng của năm 2008.


(Theo Thùy Vinh // Báo đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!