Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bảo hiểm: Vẽ lại bản đồ thị phần

Thị trường bảo hiểm VN sẽ tăng trưởng khoảng 25%/năm cho tới năm 2013
Thị trường bảo hiểm VN sẽ tăng trưởng khoảng 25%/năm cho tới năm 2013

Theo dự báo, số lượng cũng như quy mô của các DN bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN sẽ còn tiếp tục tăng do hiện tại mới có 5% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tại các nước phát triển, doanh thu bảo hiểm chiếm 8-15% GDP trong khi tại VN mới là 2%. Với việc mở của ngành bảo hiểm theo lộ trình WTO, thị trường bảo hiểm sẽ phát triển mạnh, có nhiều thay đổi.

10 tháng đầu năm 2009, tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ là 15%, nhân thọ trên 8%. So với nhiều ngành khác, nhất là trong bối cảnh kinh tế còn chưa hoàn toàn hổi phục, DN bảo hiểm vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Trong khi đó, các nhà kinh tế cho rằng thị trường bảo hiểm VN sẽ tăng trưởng khoảng 25%/năm cho tới năm 2013. Như vậy đây là lĩnh vực hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Sẽ tăng trưởng mạnh

Theo Hiệp hội Bảo hiểm VN (AVI), trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, 4 DN là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO chiếm hơn hơn 72% thị phần. 28% còn lại dành cho 27 DN khác chia nhau. Thị trường tiềm năng này ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2009, mức tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ có thể gấp 2 lần mức tăng của năm 2008 và đạt khoảng 15-18% và bảo hiểm nhân thọ giữ mức tăng từ 8 đến 10%. Theo số liệu thống kê, đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các DN bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào VN đang chiếm thế thượng phong. Năm 2007, Prudential đứng đầu với doanh thu 3.958 tỷ đồng; Bảo Việt nhân thọ đạt 3.250 tỷ đồng; AIA đạt doanh thu 547 tỷ đồng; Ace Life giữ vị trí tăng trưởng nhanh nhất gần 200 tỷ đồng... Đến năm 2008, Prudential chiếm 4.270 tỷ đồng, Bảo Việt đứng thứ hai với 3.425 tỷ đồng.

Tuy nhiên với việc gia tăng mạnh số lượng DN bảo hiểm trong thời gian qua, nhất là kể từ khi các DN bảo hiểm trong và ngoài nước được kinh doanh bình đẳng trên hầu hết các lĩnh vực bảo hiểm theo lộ trình WTO từ đầu 2009 đến nay, thị trường bảo hiểm đang được các DN vẽ lại bản đồ về thị phần. Không ít DN đang mất đi lợi thế và buộc phải chia sẻ với các DN khác.

Hiện VN có 11 DN BH nhân thọ, 27 DN BH phi nhân thọ, 1 DN tái BH và 10 DN môi giới. Do đó tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Theo dự báo, số lượng cũng như quy mô của các DN bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN sẽ còn tiếp tục tăng do hiện tại chỉ có 5% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trên thế giới doanh thu từ bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tại các nước phát triển, doanh thu này chiếm 8-15% GDP trong khi tại VN mới là 2%.

Cạnh tranh gay gắt

4 DN là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO chiếm hơn 72% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ, song trên thị trường đang hình thành xu hướng một số DN hùn nhau lập DN để tự bảo hiểm cho mình. Xu hướng này khiến các DN bảo hiểm trước đây mất đi một phần doanh thu và cũng có nhiều ý kiến khác nhau về cái gọi là rủi ro trong việc "tự mình bảo hiểm mình". Ví dụ Ngân hàng SHB cùng Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) và vài cổ đông khác thành lập Cty bảo hiểm phi nhân thọ SHB - Vinacomin (SVIC) để khai thác bán bảo hiểm cho hơn 40 DN thuộc TKV. Trước đó mảng than - khoáng sản là khách hàng của Cty bảo hiểm Bảo Minh. Đối với trường hợp bảo hiểm cho hàng không, năm nay Bảo Minh cũng bị mất về tay công ty bảo hiểm phi nhân thọ Hàng không do Vietnam Airlines cùng bốn cổ đông khác lập ra vào năm ngoái. Mặc dù năm 2007, Bảo Minh là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu cho Vietnam Airlines với tổng giá trị bảo hiểm trên bốn tỷ USD. Năm 2008 Bảo Minh nhận bảo hiểm toàn bộ chín triệu lượt hành khách và đội bay của Vietnam Airlines.

Tình trạng trên sẽ không phải chỉ riêng với Bảo Minh mà nhiều DN bảo hiểm khác cũng sẽ gặp phải trong thời gian tới. Thị trường bảo hiểm đang được vẽ lại bản đồ, một chuyên gia phân tích ngành bảo hiểm nhận định.

(Theo Minh Giác // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Rà soát giao dịch tiền mặt có giá trị lớn
  • Hỗ trợ 100% lãi suất cho đơn vị thu mua lúa gạo
  • Cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh
  • Ngân hàng tăng lãi suất huy động: 'Đói' vốn?
  • Mức phí duy nhất cho giao dịch chuyển khoản ngoài hệ thống của Techcombank
  • Thận trọng khi thanh khoản thấp
  • Thanh toán điện tử có website riêng
  • Triển khai thanh toán trực tuyến bằng thẻ ghi nợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!