Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ngoài tầm với của DN?

Là một trong hai nghiệp vụ bảo hiểm đầu tiên được triển khai ở Việt Nam cách đây trên 45 năm theo Quyết định số 179/CP ngày 19/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tới nay, số phí bảo hiểm hàng hóa mà các DN bảo hiểm Việt Nam thu được vẫn còn rất khiêm tốn, cách xa các nghiệp vụ khác được triển khai sau này.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 35% kim ngạch hàng nhập, hàng xuất khẩu khiêm tốn hơn - chưa bao giờ vượt quá 5%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một thời gian rất dài, khi Nhà nước còn độc quyền về bảo hiểm, hàng nhập khẩu vào nước ta chủ yếu là hàng viện trợ không hoàn lại, nên đều do hai công ty bảo hiểm là INGOSTRACKH của Liên Xô (cũ) và PICC Trung Quốc bảo hiểm. Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, khi hàng viện trợ không còn, hàng nhập khẩu chủ yếu được mua bằng tiền vay nợ và điều kiện là giá CIF.

Có lẽ vì thế, ở Việt Nam, trong giới kinh doanh XNK đã hình thành tập quán nhập hàng theo giá CIF, nghĩa là người nhập hàng nhờ người bán mua luôn bảo hiểm và thuê tàu chuyên chở. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng ngoại tệ không nhỏ đã chảy ra nước ngoài và các công ty bảo hiểm Việt Nam mất điều kiện thi thố tài năng. Tập quán ngược đến mức trước đây đã từng có sự cổ xúy cho việc nhập hàng theo giá CIF, mặc dù theo các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS) thì quyền mua bảo hiểm hàng nhập thuộc về người mua.

Nhiều người cho rằng, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là công nghệ bảo hiểm và sự phục vụ yếu kém của các DN bảo hiểm Việt Nam. Nhưng theo người viết, ý kiến này không thuyết phục. Bởi lẽ, bảo hiểm hàng hóa XNK là dịch vụ được “toàn cầu hóa” ngay từ khi trong từ vựng tiếng Việt chưa có khái niệm này. Ngay từ khi mới ra đời, Bảo Việt đã sử dụng quy tắc bảo hiểm của Hiệp hội Bảo hiểm London (ICC 1963) và các công ty tái bảo hiểm nước ngoài đã nhận tái các dịch vụ do Bảo Việt cấp đơn. Từ khi Việt Nam có nhiều DN cùng hoạt động thì sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, phí bảo hiểm hạ tới mức báo động và không có DN nào không cam kết trả tiền bồi thường cho khách hàng bị tổn thất sau 15 ngày.

Không ít nhà nhập khẩu nhập hàng theo giá CIF, vì cho rằng, làm như vậy là rảnh tay, hàng nhận tại bến đến. Họ không biết rằng, theo quy định của INCOTERMS, rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao kể từ khi hàng qua khỏi lan can tàu tại bến xếp hàng. Người được bảo hiểm có thể không được các nhà bảo hiểm nước ngoài bồi thường, dù bị thiệt hại, do người bán hàng chỉ mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu (C). Trong khi đó, nếu mua bảo hiểm tại Việt Nam, DN không những không bị rào cản về ngôn ngữ, không bị tốn kém chi phí giao dich, mà còn có thể kiện các nhà bảo hiểm ra tòa khi cam kết không được tôn trọng.

Một nguyên nhân khác khiến cho bảo hiểm hàng hóa chưa phát triển chính là luật pháp. Mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định “các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại các DN bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam”, nhưng hàng hóa nhập khẩu có phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hay không thì không có văn bản nào giải thích. Ngoài ra, việc người bán hàng mua bảo hiểm hộ người nhập hàng cũng khiến quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ là “quy định trên giấy”.

Khi Nhà nước cho các DN được tự nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu, thì danh sách các nhà nhập khẩu không chuyên sẽ ngày càng dài, mà không phải ai cũng có nghiệp vụ ngoại thương và hiểu về bảo hiểm. Do đó, việc tuyên truyền của các công ty bảo hiểm trở thành điều kiện đầu tiên.

Để nắm được nhu cầu và tiếp cận với khách hàng, cần mở rộng mạng lưới đại lý khai thác và đào tạo nghiệp vụ cho họ. Các công ty bảo hiểm không thể không đổi mới công nghệ và phong cách phục vụ. Mặc dù quy tắc bảo hiểm hiện thời trên thị trường là các quy tắc được áp dụng thông thường trên thị trường bảo hiểm quốc tế, nhưng không ít điều khoản tiếng Việt hẳn hoi có cách hiểu “thế nào cũng đúng”, dẫn đến việc người mua bảo hiểm băn khoăn không biết mình có được bồi thường hay không khi tổn thất xảy ra. Đối với các loại hàng hóa đặc biệt, cần có các điều khoản được Bộ Tài chính phê duyệt và phải được giải thích bằng văn bản của các công ty bảo hiểm để người mua bảo hiểm biết được quyền lợi của mình.

Bảo hiểm hàng hóa cũng không thể phát triển nếu còn tiếp diễn tình trạng “đèn nhà ai nấy rạng” trong hoạt động XNK, vận chuyển đường biển và bảo hiểm. Cần hình thành một liên minh tay ba giữa các nhà XNK, vận tải biển và bảo hiểm vì lợi ích của cả ba bên, nhưng trước tiên các nhà vận tải và bảo hiểm phải xem lại chất lượng dịch vụ của chính mình.

Hiệp hội Các nhà XNK, vận tải biển và Hiệp hội Các nhà bảo hiểm Việt Nam có đủ khả năng, họp bàn để giúp các DN tạo ra liên minh này. Nhưng cuối cùng vẫn là các công ty XNK và các DN có hàng hóa XNK, nếu họ không thấy được lợi ích của việc mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước, hay chất lượng dịch vụ của các công ty bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của họ, thì 65% kim ngạch hàng nhập còn lại vẫn ngoài tầm với.

Thái Văn Cách, Phó tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm Viễn Đông

 

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Phát triển thương mại theo chiều sâu
  • Chiến lược phát triển đến năm 2020: Cần nâng cao hiệu quả thương mại
  • 'Sữa ngoại đang thao túng thị trường sữa Việt Nam'
  • Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật
  • Hội nhập bằng nâng cấp chất lượng sản phẩm
  • Estonia - hành lang xuất khẩu vào Nga
  • Chờ tín hiệu mới từ thị trường xuất khẩu
  • Xuất khẩu năm nay có khả năng đạt 70 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo