Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Theo Quyết định 2011/QĐ-TTg của Thủ tướng, sẽ thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng XK từ năm 2011-2013 với mục tiêu cuối năm 2013, đạt tối đa 3% kim ngạch XK được bảo hiểm tín dụng XK. Tuy nhiên, trong khi các DN hồ hởi chào đón thì các Cty bảo hiểm chưa mặn mà.

Ông Trịnh Thanh Hoan - Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính: Hình thức bảo hiểm tín dụng XK hiện chưa phổ biến tại VN. Cụ thể khi một DN XK hàng hóa sang một nước khác, nếu mua bảo hiểm tín dụng thì Cty bảo hiểm sẽ đảm bảo tín dụng trong trường hợp đối tác nước ngoài không trả tiền do khủng hoảng tài chính, phá sản, giải thể... DN bảo hiểm có trách nhiệm điều tra về thị trường, về DN nhập khẩu về khả năng tài chính, độ tín nhiệm... để báo cáo lại cho nhà XK. Hiện nay, việc mua bảo hiểm tín dụng XK đang là tự nguyện.

Cầu nhiều

Hiện nhiều DN XK đang tích cực khai phá các thị trường mới, như Châu Phi, Tây Á, Trung Đông... nên nguy cơ rủi ro lại càng cao. Do đó, việc triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng XK được các DN XK vui mừng đón nhận.

Ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN cho biết, các DN XK gạo có nhu cầu tham gia tín dụng XK rất lớn, vì gạo là mặt hàng XK nhiều. Do gạo là mặt hàng thiết yếu, các DN XK gạo hiện chủ yếu chọn phương thanh toán mở L/C, nên rủi ro thanh toán không cao. Tuy nhiên, hiện nay, không ít đối tác, thị trường mới muốn nhập khẩu gạo của VN, nhưng DN nước ta còn lưỡng lự vì sợ không đòi được tiền. Vì vậy, nếu bảo hiểm tín dụng được triển khai, thì đây sẽ là cơ hội tốt để DN mở rộng thị trường.

Nhiều DN XK nông sản cũng cho biết họ rất quan tâm tới loại hình bảo hiểm này. Bởi với những trường hợp nhà nhập khẩu là khách hàng mới, đòi thanh toán bằng phương thức trả sau, các DN rất phân vân, bởi không ký thì sợ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, mà ký thì sợ rủi ro thanh toán. Chính vì thế, nhiều DN đã chủ động đề xuất với các công ty bảo hiểm và ngân hàng về bảo hiểm tín dụng XK. “Nhưng nơi nào cũng lắc đầu" - có DN cho biết.

Cung rục rịch triển khai

Trong khi DN XK hồ hởi, thì phía DN bảo hiểm và các ngân hàng lại tỏ ra thận trọng. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), chỉ có ba DN bảo hiểm triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, gồm TCty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI), TCty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) và Cty TNHH Bảo hiểm QBE. Trong đó, QBE có hai hợp đồng đạt doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hơn 4 tỉ đồng,  Bảo Minh có 6 hợp đồng, đạt doanh thu phí 3 tỉ đồng. Sở dĩ các DN bảo hiểm thận trọng trong việc triển khai bảo hiểm tín dụng XK là bởi, để bán được sản phẩm này, DN bảo hiểm phải có mối quan hệ rộng rãi với các DN, ngân hàng nước ngoài, từ đó mới thẩm định được năng lực thanh toán của DN nhập khẩu nước ngoài. Tương tự, các ngân hàng cũng chưa mặn mà với hình thức bảo hiểm tín dụng này do lo ngại rủi ro, dù đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao.

Điều tra sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, có tới 95% DN xuất khẩu có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng hầu như chưa có ngân hàng, DN bảo hiểm nào thực hiện nghiệp vụ này.

Tuy vậy, nhận thấy thị trường có nhiều cơ hội, một số DN bảo hiểm phi nhân thọ đang chuẩn bị triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu dưới hình thức kết hợp với một số công ty nước ngoài, trong đó có Cty Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo Việt. Ông Trần Trung Tính - Phó giám đốc BIC, cho biết trong năm 2011 sẽ triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là thị trường tiềm năng và một số khách hàng bắt đầu có nhu cầu. Nếu như trước đây, phương thức thanh toán bằng L/C chiếm đến 90% kim ngạch mua bán hàng hóa  trên thế giới thì hiện nay, các nhà xuất khẩu trên thế giới có xu hướng lựa chọn dịch vụ bảo hiểm cho các rủi ro xuất khẩu.

Không chỉ DN bảo hiểm, các ngân hàng cũng bị hấp dẫn bởi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bắt đầu khai thác sản phẩm này. Hiện SacomBank đã có sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu cho các DN xuất khẩu qua thị trường các quốc gia mà SacomBank có chi nhánh (trước mắt là Lào và Campuchia) dưới hình thức mua lại khoản phải thu của khách hàng xuất khẩu tại VN. Đến hạn thanh toán, SacomBank chi nhánh nước ngoài sẽ tài trợ cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng. Ngân hàng này dự báo nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả lớn, phù hợp với định hướng chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động sang thị trường quốc tế cùng với hoạt động xuất khẩu của VN. Ngoài ra, SacomBank là 1 trong 4 ngân hàng VN được Tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Hoa Kỳ (CCC) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn cấp hạn mức bảo lãnh tín dụng theo chương trình GSM 102 với tổng hạn mức là 20 triệu USD, thời hạn bảo lãnh tối đa 12 tháng. Theo đó, SacomBank sẽ tài trợ cho các L/C nhập khẩu nông phẩm từ Hoa Kỳ với lãi suất ưu đãi, thời hạn lên đến 12 tháng.

Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho tăng trưởng XK của VN.

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Mở cửa thị trường logistics: Liệu có tiếp tục thua trên sân nhà?
  • Xuất khẩu: Lệ thuộc 100% nguyên liệu ngoại
  • Hạn chế nhập siêu: Giải pháp nào?
  • Tìm cách điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu
  • Xuất khẩu sẽ được lợi từ FTA Việt Nam - EU
  • World Bank dự báo giá lương thực tiếp tục ở vùng nguy hiểm
  • Giảm dự báo cà phê xuất khẩu xuống 1,25 triệu tấn
  • Vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu: Càng gỡ càng khó!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo